Thực dưỡng hiện đại

Trà ban cha - Trà của thực dưỡng

Cập nhật322
0
0 0 0
Trà ban cha - Trà của thực dưỡng

Trà bancha là loại trà được làm từ những lá trà già của cây trà cổ thụ. Những người uống trà thông thường chỉ biết đến trà làm từ những búp non và không hề quan tâm tới phần lá già bên dưới, họ nghĩ rằng đây là những phần bỏ đi và không có tác dụng gì. Nhưng không, nó lại cực kì tốt cho sức khỏe. Hôm nay, hãy cùng Dinh dưỡng trị liệu tìm hiểu về loại trà này và cách ử dụng cho từng trường hợp bệnh nhé!
Trà ban cha - Trà của thực dưỡng
Trà bancha là gì?
Trà bancha là loại trà được làm từ những lá trà già của cây trà cổ thụ. Những lá trà này có tuổi đời từ 3 năm trở lên chính vì vậy mà loại trà này còn có tên gọi khác là trà lá già. Lá trà shan tuyết già có kích thước lớn, có thể dài tới 20cm, lá có màu nậu sậm, là dày và giòn hơn so với lá non. Loại trà này được sử dụng trong thực dưỡng với tên gọi là trà bancha, chữ Bancha được bắt nguồn từ “bangai-cha” (番外茶) hay gọi là Phiên ngoại trà, có nghĩa là trà bị thải loại.
Trà bancha là loại trà được làm từ những lá trà già của cây trà cổ thụ.
Vì là loại trà thực dưỡng nên loại trà này rất tốt cho sức khỏe, bồi bổ cho những người sử dụng trà. Khác với các loại trà xanh hay trà đen khác thì loại trà này vẫn giữ nguyên lá sau khi chế biến. 

Vì sao thực dưỡng sử dụng trà bancha?
Ở Nhật bản trà xanh chia ra làm 3 loại là Gyokuro, Sencha và Bancha. Trong khi Gyokuro và Sencha là những loại trà được thu hoạch đầu tiên thì Bancha được làm từ các lá trà nhiều tuổi hơn trên thân cây trà, sau khi hái Gyokuro và Sencha.

Người ta thường chỉ dùng búp trà và những lá trà non để làm các loại trà xanh (2 loại trà xanh phổ biến của người Nhật là Sencha vày Gyokuro)  tuy nhiên loại này thường có lượng caffein cao và có tính axit cao do đó dùng nhiều trà xanh có thể gây ra những tác dụng phụ như: gây  kích thích lên hệ thần kinh trung ương, làm tim đập nhanh hơn, thận cũng làm việc nhiều hơn...
Để giảm thiểu những tác dụng phụ của trà xanh thì phương pháp thực dưỡng lựa chọn những lá trà già. Lá trà già chứa lượng caffein và axit thấp hơn trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên những tác dụng tốt của trà. Người Nhật gọi những lá trà già là trà bancha

Tùy theo tuổi của các lá trà thu hoạch là 1 năm, 2 năm, 3 năm ... mà trà bancha có tên gọi tương ứng là trà bancha 1 năm, trà bancha 2 năm, trà bancha 3 năm... Những lá trà từ 3 năm tuổi trở lên thì lượng caffein rất thấp (gần như bằng 0) và có tính kiềm . 

Trong phương pháp thực dưỡng thường sử dụng loại trà bancha 3 năm trở lên ( còn gọi là Trà già 3 năm )  .
Trong phương pháp thực dưỡng thường sử dụng loại trà bancha 3 năm trở lên
Trà bancha 3 năm là loại trà có nhiều dương tính và nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với các loại trà búp lá non. Do thời gian sinh trưởng lâu nên Trà Bancha 3 năm có lượng cafein ít hơn những loại trà khác. Tuy nhiên bù vào đó nó lại chứa nhiều khoáng chất hơnlượng tannin thấp hơn. 

Do lượng caffeine thấp cho nên có thể uống trà Trà Bancha 3 năm vào buổi tối mà không sợ bị mất ngủ và hương vị của nó cũng dịu nhẹ không  đắng hay chát như những loại trà khác.

Trà Bancha 3 năm phù hợp cho những người thích uống trà nhưng lại sợ mất ngủ, những đối tượng không quen dùng chất kích thích đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. 

Loại trà này rất dễ pha , dễ uống , giá thành lại không quá cao nên phù hợp với mọi lứa tuổi và có thể uống vào bất kì thời điểm nào trong ngày.

Trà bancha được tạo ra như thế nào?
Khác với các loại trà xanh thì trà bancha được chế biến đơn giản hơn và trải qua ít công đoạn hơn. Để tạo ra trà bancha cần trải qua một số công đoạn như sau:

- Hái lá, chuẩn bị nguyên liệu: Để làm được trà bancha chúng ta cần những lá trà shan tuyết cổ thụ nhiều năm tuổi (tối thiểu từ 3 năm). Vì là những lá trà cổ thụ lâu năm nên chất lượng của nó cũng gần như trà organic, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản và hoàn toàn tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe. Những lá trà sau khi được thu hái về sẽ được lựa chọn để bỏ đi những lá hư hỏng, lá sâu. 
Người dân thu hái lá từ cây trà cổ thụ

- Sau khi chọn lọc xong những lá trà sẽ trải qua công đoạn phơi héo (phơi trong bóng râm để lá trà héo nhẹ để khi sao cánh trà không bị nát, vụn).
- Sao trà: Bước này được thực hiện sau khi phơi héo.
- Hạ thổ: Sau khi sao xong trà sẽ được hạ thổ. Thông thường sẽ có 2 phương pháp hạ thổ: chôn dưới dất và rải trên mặt đất. Đối với trà lá già thì sẽ dùng cách thứ 2. Người chế biến sẽ dùng một chiếc bạt lớn dải trên mặt đất sau đó rải đều lá trà vừa sao lên tấm bạt để cho những hơi nóng trong cánh trà bay đi hết, cánh trà đạt trạng thái khô hoàn toàn khi đóng gói sẽ tránh bị ẩm mốc. Ngoài ra, việc hạ thổ cũng sẽ giúp tăng những tác dụng của những lá trà này lên.

- Đóng gói: Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất những lá trà bancha sẽ đưa vào đóng gói trong túi kín để tránh những tác động từ bên ngoài môi trường.
Cánh trà thành phẩm
Công dụng của trà bancha
Trà bancha là loại trà được sử dụng trong thực dưỡng. Trái với trà xanh có tính axit nhiều nên uống trà xanh quá nhiều hoặc lúc đói sẽ khiến cho bạn gặp về đề như say trà, buồn nôn... Còn với loại trà này vì được làm từ những lá trà già nên trà ban cha có tính kiềm. Mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng nó và bạn không quá quan ngại về việc uống trà quá nhiều hay lúc uống lúc đói. Bạn hoàn toàn có thể thay việc uống nước thường ngày bằng việc sử dụng trà bancha.

Ngoài ra, trong trà bancha lượng trà caffein là rất thấp nên uống trà lá già không những không làm bạn mất ngủ mà còn giúp bạn ngủ ngon hơn. Và còn rất nhiều những tác dụng khác của trà bancha:
- Trà bancha là loại trà lâu năm có tính dương, giúp làm ấm cơ thể, giải độc, giảm mệt mỏi, căng thẳng.
- Tác dụng của trà bancha giúp thanh lọc cơ thể và làm đẹp da
- Duy trì răng trắng sạch, hơi thở thơm tho
- Tác dụng khử mùi hôi chân và trị mụn trứng cá
- Hỗ trợ giảm cân
- Trị viêm loét dạ dày, trà ban cha có tính kiềm nhẹ, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày
- Giúp giải độc rượu , giải độc
- Trị các bệnh đường ruột và suy nhược thần kinh 
- Ngăn ngừa ung thư
- An thần, giúp bạn ngủ ngon.

Cách sử dụng trà bancha
Trà bancha tuy được sản xuất đơn giản nhưng cũng có những mẹo và nguyên tắc nhất định để sử dụng loại trà này để đạt được chất lượng tốt nhất. 

Nhiều người vẫn đang sử dụng trà bancha bằng cách nấu trực tiếp trong nước sôi tuy nhiên đây lại không phải là cách tối ưu nhất để sử dụng sản phẩm này. Việc nấu trực tiếp lá trà sẽ khiến cho lượng caffein trong trà ra nhiều và nhiệt độ nóng quá lâu sẽ làm biến đổi các chất trong trà. Ngoài ra việc nấu trà còn ảnh hưởng tới hương vị của trà, đun trà quá lâu còn làm vitamin C trong trà bị phân hủy. Cách uống như vậy không những không giữ được hương vị mà còn giảm tác dụng đối với sức khỏe. 
Nước trà bancha sau khi pha

Cách tối ưu nhất để sử dụng, uống trà bancha là bạn nên hãm trà giống như các sản phẩm trà xanh thông thường khác. Bạn có thể tham khảo cách pha dưới đây để có được nước trà đạt chất lượng tốt nhất nhé: 
Cách pha trà bancha: 
- Bước 1: Cho lượng trà thích hợp vào ấm (Lượng trà này tùy thuộc vào thể tích ấm hoặc lượng người thưởng thức bạn nên căn chỉnh cho phù hợp)
- Bước 2: Đổ nước sôi 90 - 95 độ C vào trong ấm.
- Bước 3: Hãm trà trong 5 - 7 phút
- Bước 4: Rót trà ra và thưởng thức.
Việc pha trà ban cha cực kì đơn giản, không quá cầu kì và gần tương tự như việc pha trà xanh thông thường. Và bạn hãy nhớ là không nên nấu trực tiếp nhé!
Tham khảo: Cách sử dụng trà bancha cho từng trường hợp bệnh
NguồnĐặng Lệ ( Tổng hợp )
Lượt xem26/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng