Chữa bệnh bằng thực dưỡng

Áp dụng thực dưỡng để phòng và điều trị bệnh - Những loại thức ăn cần tránh

Cập nhật757
0
0 0 0
Áp dụng thực dưỡng để phòng và điều trị bệnh - Những loại thức ăn cần tránh

Ngoài những thức ăn, thức uống nên dùng khi áp dụng thực dưỡng để phòng và điều trị bệnh thì người bệnh cần phải tránh những loại thức ăn quá Âm hoặc quá Dương. Cốt yếu là người bệnh phải ăn uống quân bình âm dương, khi cơ thể ở trạng thái quân bình thì cơ thể sẽ có khả năng tự chữa bệnh. Sau đây dinhduongtrilieu.com sẽ giới thiệu cho bạn biết được nên tránh dùng những loại thức ăn nào để cơ thể của bạn đạt được trạng thái quân bình như mong muốn.
Tham khảo: Áp dụng thực dưỡng để phòng và điều trị bệnh - Những loại thức ăn, thức uống nên dùng

Trong thời gian ăn uống để điều trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng cần lưu ý kiêng cử những thức ăn sau :

- Không ăn thịt động vật, cá (ngoại trừ cá chép, cá cơm ...), các loại hải sản (trừ con hàu)
- Tránh các loại cà (như cà dĩa, cà pháo, cà tím...), măng, nấm, giá, cà chua, khoai lang tây, mướp, bầu, củ sắn (củ đậu) , tiêu, ớt.
- Tuyệt đối cữ đường, bánh ngọt, nước ngọt, kem, nước đá, trái cây, đồ hộp, bánh chiên, bánh nướng dòn, không ăn quá nhiều các loại chất béo, dầu (kể cả dầu mè, dầu olive), nước cốt dừa.
- Không ăn cải bẹ xanh nhiều (nhất là đối với bệnh suy thận thì tuyệt đối không ăn một thời gian khi đang bệnh).
- Không ăn rau dền nhiều (nhất là đối với bệnh đau khớp xương, sạn thận, sạn mật).
- Tạm thời không ăn các loại đậu (ngoại trừ xích tiểu đậu hay đậu đỏ ).
- Tạm thời không uống sữa đậu nành, có thể ăn một ít đậu phụ (đậu hủ) làm đông bằng rỉ muối hột, không ăn loại đậu hủ có thạch cao.
- Không dùng rượu, cà phê, trà tàu, thức uống ướp lạnh, sữa và các chế phẩm từ sữa .
- Riêng về muối mè : mỗi chén cơm trung bình ăn khoảng 2 muỗng muối mè với tỷ lệ từ 15 đến 20 mè / 1 muối. Lưu ý : có một số bệnh không được ăn mè hoặc ăn với số lượng hạn chế
Các bệnh tránh ăn hoàn toàn muối mè hoặc chỉ ăn tối đa 1 muỗng cà phê muối mè như :
  • Bệnh dị ứng, bệnh ngứa lở ngoài da, bệnh có khối u, bệnh ho, bệnh viêm phổi, bệnh ung thư phổi (kể cả Âm và Dương), bệnh ung thư vú (kể cả Âm và Dương), viêm tuỷ xương, viêm xoang mũi, ung thư tiểu trường, ung thư dạ dày, bướu dạ con (tử cung). Trong các loại bệnh này nếu dùng muối mè quá nhiều thì mè có thể gây tác hại.
  • Các bệnh viêm sưng, bệnh suy thận, teo thận, huyết áp cao, viêm khớp Dương, viêm gan Dương, cứng động mạch, bệnh đục nhân mắt, bệnh cườm mắt, bệnh mất ngủ Dương, trong các loại bệnh này nếu dùng muối mè quá nhiều thì muối gây tác hại chủ yếu
  • Các bệnh như : Ung thư đại trường, xuất huyết dạ con (tối đa chỉ ăn 1 muỗng muối mè).
  • Bệnh suy thận chỉ có thể dùng 1 muỗng muối mè (tỷ lệ 35 mè /1 muối)
  • Bệnh sạn thận có thể ăn đến 2 muỗng muối mè cho 1 bát cơm, nhưng nếu kèmthêm suy thận thì cũng không được ăn quá 1 muỗng muối mè (như trên)
  • Bệnh viêm gan A, B, tuần đầu có thể ăn từ 2 đến 3 muỗng muối mè, sau đó phải giảm còn 1 muỗng (muỗng nhỏ, muỗng cà phê), do có thể lượng dầu trong mè tích lũy làm hư tổn gan (gan, mật lúc đó đã suy yếu không còn tiết ra đủ lượng biliburin để tiêu thụ chất lipid, trong trường hợp này sau khi đi cầu xong sẽ thấy có một lớp màng như dầu mỡ nổi trên mặt nước )
(trích 33 câu hỏi thực dưỡng - Lương y Trần Ngọc Tài)
Dưới đây là hình ảnh những loại thức ăn cần tránh để bạn có thể ghi nhớ chúng một cách dễ dàng
Những loại thức ăn cần tránh
Chúc bạn áp dụng thực dưỡng thành công!
NguồnĐặng Lệ ( Tổng hợp)
Lượt xem22/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng