Thực dưỡng hiện đại

Tầm quan trọng của nhai và nước bọt

Cập nhật343
0
0 0 0
Tầm quan trọng của nhai và nước bọt

Trong thời buổi “thì giờ là tiền bạc” trừ những buổi tiệc tùng kéo dài hàng giờ để thưởng thức những thứ được coi là cao lương mỹ vị, dê béo rượu nồng, người ta ăn uống một cách rất cẩu thả, nhất là những người nghèo. Người ta nghĩ rằng nếu ăn mà không được khoái lạc của những bữa ăn thịnh soạn thì bữa ăn chỉ là bổn phận, là chuyện cực chẳng đã, tới bữa ăn là nhanh chóng lùa cơm vào bụng cho xong chuyện mà người ta gọi là đưa cho qua lỗ cống. Rất ít người nghĩ được rằng ba bữa ăn hàng ngày chính là chìa khóa của sự hạnh phúc, là bí quyết sức khỏe của con người. Người ta ít nhai vì không thấy được cái lợi ích của sự nhai mà chỉ nhìn vào sự mất một chút thì giờ của nó. Vào mùa nóng người ta chan canh vào cơm và sau đó nuốt trộng cho mau.
Không nhai kĩ thức ăn là thói quen rất không tốt cho sức khỏe
 
Thức ăn đưa vào miệng chịu sự tác động cơ học là nhai và tác dụng hóa học là sự thấm nước bọt. Nhai kỹ giúp dạ dày làm việc bớt mệt, lại do có nhiều nước bọt thấm đều vào cốc loại, tiêu hóa ngay được phần nào thức ăn từ ngay trong miệng.

Phải nhai kỹ thức ăn từ 50 đến 100 lần. Nhai kỹ rất quan trọng, không những phần lõi carbohydrate được enzyme phân hóa ngay trong miệng mà nước bọt cũng chính là nước “cam lộ” bồi bổ cơ thể.
Nhai kĩ thức ăn rất là quan trọng trong quá trình tiêu hóa
 
Ở Phương Đông các y sỹ và đạo sỹ rất coi trọng giá trị của nước bọt và xem nó như một thứ cải lão hoàn đồng chuyên trị năm chứng lao, bảy chứng thương cùng hàng ngàn bệnh hư trăm bệnh tổn, chống ngoại tà, tiêu âm thực, nhẹ hình thể, tráng nhiễm bệnh, sống lâu năm trẻ lâu già.
Trong sách Y học tâm ngộ - Trình Chung Linh có viết:
“Người bệnh bị tâm hỏa thiêu đốt nóng nảy ở trên mà khắc đến phế kim dẫn đến phát nóng ho khạc nhổ ra đờm nhớt. 

Bệnh ho khạc gốc hỏa động đến phế kim, thận thủy hư tổn mà sinh ra đàm như nước trong nồi nóng quá thì sôi mạnh mà tràn ra ngoài thành bọt. 


Vậy cần phải gấp rút lợi dụng ngay thứ nước hoa trì ( nước bọt) dần dần hễ có thì nuốt xuống để tỉnh trị chỗ vô hình rồi sau dùng thuốc hoàn để giúp thêm sức (có càng hay, không cũng được). 

Tập nuốt nước bọt nhiều lần như thế rồi chân thủy được sức, phải thăng trở lên, chân hỏa tụt đi buộc phải giáng xuống (đờm tự trừ).

Cách trị quan trọng là ở chỗ ngậm và nuốt nước bọt. Thứ nước ấy là chất nước quý giá như vàng ngọc, nó có công năng nhuận trạch, tu dưỡng tạng phủ, lọc sạch chất dơ uế, sau còn lại thứ nguyên chất tinh khiết, mới chạy về thận mà hóa tinh….

Người đời nay trị bệnh chỉ quanh quẩn ỷ lại ở lục vị địa hoàng, cho rằng đó là cách tư âm giáng hỏa tráng thủy đặc biệt hơn cả . Hay thì có hay nhưng làm sao sánh kịp bằng chất nước có nguồn gốc ngay trong mình sinh ra.

Nếu gàn bướng ngu muội mà loại nguyên chất trong người ấy đi để mong lấy cái giả vị ở bên ngoài thì chưa hẳn là mười phần tròn vẹn cả mười cho được  cho nên tôi quả quyết rằng nuốt nước bọt là cách trị bệnh âm hư nguồn gốc của bệnh lao trùng hay hơn hết.”
Hãy tập cho cơ thể nhai kĩ trước khi nuốt thức ăn
 
Trong phương pháp ăn uống của Giáo sư Ohshawa nước bọt chính là phần chính trong nguyên lý Âm; muối và lửa là phần chính trong nguyên lý Dương nên quân bình Âm Dương = 5/1 đem lại sức khỏe, trẻ trung, trường thọ và bệnh cho con người.

7 lợi ích tuyệt vời của việc ăn chậm, nhai kỹ
   1. Ăn chậm, nhai kĩ giúp giảm cân
Não phải mất khoảng 20 phút để nhận được tín hiệu rằng cơ thể đã no, bạn sẽ tiêu thụ ít calo hơn nếu ăn từ từ. Ăn nhanh, bạn có xu hướng ăn rất nhiều nên sẽ tăng cân.

Nếu bạn ăn chậm, bạn có thể bạn sẽ nhận ra rằng khoảng cách giữa 2 bữa ăn của mình không còn gần như trước nữa. Có lúc mặc dù đã đến bữa nhưng bạn vẫn chưa thấy đói và chưa cần ăn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác no là một tổ hợp phức tạp, chịu ảnh hưởng của của thời gian nhai, thời gian cho bữa cơm, trình bày của món ăn và lượng thức ăn bạn ăn trên thực tế. Hãy ăn chậm và bạn sẽ thấy no ngay cả khi khi bạn đã giảm khẩu phần ăn.
Hãy ăn chậm và bạn sẽ thấy no ngay cả khi khi bạn đã giảm khẩu phần ăn.

   2. Ăn chậm giúp thưởng thức bữa ăn tốt hơn
Chẳng ai có thể cảm thấy bữa ăn là ngon nếu ăn quá vội vàng, gấp rút. Người xưa có câu “trời đánh tránh bữa ăn”, dù có việc gì, bạn cũng nên sắp xếp để ăn một cách thong thả, chậm rãi

Với mỗi bữa ăn, bạn nên dành thời gian cho chúng ít nhất là 20 phút để thưởng thức hương vị của chúng một cách trọn vẹn. Khi ăn chậm, không  chỉ gồm nhai và nuốt, mà bạn còn có thể cảm nhận món ăn qua thị giác, khứu giác và tất nhiên cuối cùng là vị giác. Bữa ăn của bạn vì thế sẽ trở nên ngon miệng và đáng giá hơn nhiều.

   3. Cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn chậm đồng nghĩa với việc dạ dày có thêm thời gian để nhào trộn tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ăn quá nhanh, chẳng hạn 5 phút mỗi bữa ăn, có thể bạn sẽ có cảm giác khó tiêu. Thay vào đó, với cùng lượng thức ăn đó, hãy dành ra 20 phút, dạ dày của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều.

Ăn chậm, nhai kĩ có thể còn làm bạn nhai kĩ hơn, giảm tải lượng công việc tiêu hóa thức ăn mà dạ dày phải đảm nhận, và hiệu quả theo đó mà cũng cao hơn.
Ăn chậm, nhai kĩ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bạn
 
   4. Phòng tránh ung thư
Trong nước bọt có chứa một chất tên muccus protein, đây là một loại chất nhầy có tác dụng bôi trơn thức ăn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi ung thư. Và khi bạn nhai kỹ, chất này sẽ thấm đều vào thức ăn giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

Ngoài ra, nước bọt còn chứa chất bacteryolysin, chất này giúp phân giải và hòa tan các vi khuẩn, virus và các độc tố, từ đó giúp ngăn cản những tác nhân gây ung thư qua đường ăn uống. Các nhà y học Nhật Bản cho rằng: nhai kỹ trong 30 giây sẽ khiến các độc tố gây bệnh ung thư mất tác dụng gây bệnh 
Nhai kĩ giúp ngăn ngừa ung thư
 
   5. Phòng ngừa sâu răng
Việc nhai kỹ sẽ giúp lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn, điều này không chỉ có tác dụng trung hòa axit của thực phẩm mà canxi và axit orthophosphoric có trong nước bọt còn bao phủ bề mặt răng, từ đó cải thiện men răng bị tổn hại, giúp phòng ngừa sâu răng.

   6. Hạn chế sặc, nghẹn
Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị sặc hoặc nghẹn thức ăn nếu nuốt quá nhanh và không nhai. Nói chuyện hoặc cười trong khi ăn cũng làm tăng nguy cơ sặc thức ăn.

   7. Ăn chậm là cách tốt để rèn luyện tâm trí
Khi chú ý đến những gì đang ăn và đặt tất cả sự tập trung vào thực phẩm, bạn đang thực sự rèn luyện tâm trí của mình. Ăn chậm giúp bạn rèn luyện tâm trí và tránh xa những phiền nhiễu, giúp bạn tìm hiểu cách hoàn toàn tập trung vào chỉ một việc và tận dụng tối đa thời gian để hoàn thành việc đó.
Ăn chậm, nhai kĩ giúp rèn luyện tâm trí
 
Hãy nhai kỹ khi ăn.
NguồnTổng hợp
Lượt xem10/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng