Chữa bệnh bằng thực dưỡng

Làm thế nào để không còn đau thần kinh tọa?

Cập nhật799
0
0 0 0
Làm thế nào để không còn đau thần kinh tọa?

Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng của người bệnh bị đau thần kinh tọa: Làm sao để đẩy lùi các cơn đau nhức thắt lưng lan xuống hông, chân và bàn chân, châm chích, tê bì chân? Làm sao để tìm lại được những giấc ngủ ngon hàng đêm? Làm sao để thoải mái vận động và thoát khỏi tình trạng đau thần kinh tọa mà không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe
Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là Dây thần kinh hông to) là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới và đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt tới mặt sau của hai chân. Dây thần kinh tọa có chức năng chính chi phối hoạt động của hông và chi dưới, đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển chức năng đi lại, chạy nhảy, cúi vặn của cơ thể.

Trên thực tế, đau thần kinh tọa không phải là một loại bệnh, mà là thuật ngữ mô tả một tập hợp triệu chứng liên quan gây ra kích thích dây thần kinh hông do nhiều nguyên nhân. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc gặp ảnh hưởng bởi sự sai lệch trên đốt sống , đĩa đệm tương ứng sẽ gây ra các cơn đau dai dẳng, đau nhức ngay cả khi ho, hắt hơi, và còn có thể gây ra biến chứng liệt chân vĩnh viễn.
Đau thần kinh tọa thường chỉ xảy ra ở một bên chân
Đau thần kinh tọa được xếp vào bệnh lý xương khớp phổ biến thứ 2 hiện nay sau viêm khớp dạng thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa nhưng thường xảy ra nhiều và phổ biến nhất là do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống. Người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng, phát hiện và điều trị từ sớm giúp quá trình đẩy lùi bệnh thuận lợi và dễ dàng hơn. 

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? 
Đau dây thần kinh tọa dù không gây ra nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời là: 
  • Cứng cột sống: Biến chứng đau thần kinh tọa này thường đi kèm với các cơn co thắt cơ bắp hoặc mất lực hoàn toàn ở chi dưới. 
  • Teo cơ vận động:  Tình trạng này ban đầu chỉ gây cản trở trong quá trình vận động. Càng để lâu, bên chân có dây thần kinh tọa bị tổn thương có thể gặp phải tình trạng teo rút, mất dần chức năng. 
  • Bại liệt: Người bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp phải tình trạng liệt một phần hoặc hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Cơ vòng đường ruột hoặc bàng quang bị suy giảm chức năng: Bí tiểu đại tiện không tự chủ là các biểu hiện của biến chứng này. 
Các biến chứng đau dây thần kinh tọa càng kéo dài sức khỏe của người bệnh càng bị suy giảm
Các biến chứng đau dây thần kinh tọa càng kéo dài sức khỏe của người bệnh càng bị suy giảm nghiêm trọng. Nguy cơ tử vong vì bệnh cũng tăng lên. 

Bệnh đau thần kinh tọa thì áp dụng thực dưỡng và các trợ phương như thế nào ?
Tất cả các bệnh đều tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt, quân bình theo phương pháp thực dưỡng . Cụ thể :
Chế độ ăn uống :
- Bệnh nhân chỉ ăn những món nêu trong hình sau sau : 
Những loại thức ăn, thức uống nên dùng thường xuyên để phòng và điều trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng
- Những thức ăn cần tránh ăn trong thời gian trị bệnh xem hình sau: 
Các thức ăn, thức uống cần tránh khi áp dụng phương pháp thực dưỡng
- Người quá gầy hoặc ăn thực dưỡng bị tụt cân :
  • Cân nặng tối thiểu của một người tính bằng cách lấy chiều cao – 110 (đàn ông + thêm 5kg). Ví dụ : cao 1,60m thì số kg thì trọng lượng giới hạn là 160 - 110 = 50kg đối với nữ . Đối với nam công thêm 5 nữa là 55Kg. 
  • Nên duy trì cân nặng ở mức này và không cho tụt cân dưới số kg này đồng thời theo dõi huyết áp thường xuyên tránh huyết áp quá cao hay quá thấp. 
Trong trường hợp bị tụt cân quá mức thì người bệnh có thể ăn rộng ra thêm rau củ hoặc thêm một ít cá ,tép, trứng...trong trường hợp quá gầy hoặc quá suy kiệt . Dưới đây là hướng dẫn cụ thể : 

1.Đối với người ăn chay hoặc những người chỉ ăn cơm gạo lứt với rau củ.
  • Tăng lượng rong phổ tai lên 10 gram mỗi ngày, thêm rong tóc tiên (hiziki) mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 5 gram.
  • Các loại nhựa, váng cháo ngũ cốc (dùng ngũ cốc nấu lâu với lửa thấp) rất dễ tiêu hoá và bổ dưỡng.  Dùng mỗi ngày nhựa cháo gạo lứt (nấu lâu), ngày 2 lần, mỗi lần 3/4 chén.
  • Ăn mì so ba.
Chú ý : đối với người có bệnh kèm có vết thương, nhiễm trùng mưng mủ, nhiều ghèn (mắt) phải cần tránh dùng cháo hay sữa nấu từ yến mạch, từ nếp, từ ý dĩ cho hết giai đoạn bệnh đó. Trong trường hợp này chỉ rất nên dùng cháo, váng gạo lứt  với 3 lát gừng.
  • Cháo yến mạch nguyên cám mỗi tuần 3 ngày, mỗi ngày 1 chén.
  • Xích tiểu đậu, đậu hoà lan (đậu lentil), đậu gà, hạt sen, kê lứt, mỗi tuần 3 hay 4 lần, mỗi lần từ 10 đến 20 gram.
  • Tương sổi (Natto miso) mỗi tuần 3 hay 4 ngày, mỗi lần 5 gram cho 1 chén cơm.
  • Tăng lượng muối mè lên từ 1 đến 3 muỗng (đối với những bệnh không cần tránh ăn mè xem thêm bài viết các bệnh cần tránh ăn mè tại đây)
  • Tuần 3 ngày mỗi ngày ăn từ 20 đến 30 gram đậu hủ (làm bằng rỉ muối hột) hoặc mì căn luân phiên.
  • Ăn hạt óc chó không rang (walnut) từ 1 hạt đến 4 hạt, mỗi ngày tăng dần. Khi thấy có nổi váng trên mặt nước lúc đi cầu thì tạm ngừng.
  • Uống thêm chút đường tự nhiên như : mạch nha, đường cát vàng , mật mía . Ăn kèm với sữa ngũ cốc , cháo gạo lứt , các loại sữa đậu hạt ...Sở dĩ dùng thêm chút đường bởi vì người ăn thực dưỡng số 7 kiêng khem quá mức nên lượng đường trong máu rất thấp . Lượng đường quá thấp không cung cấp năng lượng cho các cơ quan như : tim , gan, dạ dày, não ...gây tụt huyết áp , suy tim và có thể gây mê sảng do tế bào não ko được cung cấp đủ glucoso . Khi dùng thêm đường thì cần phải gia tăng từ từ không được ăn quá nhiều 1 lần dễ dẫn đến những phản ứng do cơ thể tăng đường đột ngột . Sau khi uống đường thì vận động cơ thể để chuyển hóa đường đến các tế bào 
  • Cháo yến mạch, cháo ý dĩ (bo bo tàu), cháo kê mỗi tuần 3 ngày, mỗi ngày 1 chén.
  • Ăn đậu hủ chiên + dầu mè +  củ cải nạo:  Chiên đậu hủ  với dầu mè sau đó ép hoặc để ra giấy cho hút dầu ra hết  Lấy củ cải trắng nạo trộn với tàu hủ rồi rưới tamari lên ăn. Ăn từng miếng tàu hủ khoảng 1/3 miếng . Ăn từng chút khi nào tiêu rồi ăn tiếp.
2. Đối với người ăn mặn.
Trong trường hợp người ăn mặn có thể dùng tất cả các món ở trên ngoài ra có thể dùng thêm các món sau :
  • Ăn nước súp cá chép + miso 
  • Cá cơm, cá bóng nhỏ, tép riu. Tỷ lệ số lượng khi ăn ra phải tăng lên từ từ cũng như giảm từ từ không được tăng giảm đột ngột.
  • Ăn súp hào : từ 2-3 con
  • Dùng món trứng tương (Ransho) :  Ban đầu dùng ½ muỗng nước tương tamari pha với ½ trứng gà ta (có trống , lấy luôn cả tròng trắng và tròng đỏ ) và đánh tan rồi uống.  Sau đó tăng dần lên 1 trứng + 1 muỗng nước tương . Dùng buổi tối trước khi đi ngủ . Mỗi tuần chỉ được dùng tối đa 3 lần trong  3 ngày liên tục . Món này dùng để trợ tim suy yếu rất tốt. 
Lưu ý : Người bị ung thư chỉ ăn chút nước súp không ăn phần thịt cá, thịt hàu, ăn trứng Ransho tuần 1 lần nữa trứng gà ta. Nếu người bị ung thư máu thì ăn thịt cá chép với xích tiểu đậu.
  • Nếu cần thiết dùng giai đoạn viên Phục Hồi Sinh Lực  Age reviver để chống bị tụt áp huyết thình lình. Đôi khi áp dụng tiết thực quá qui định, thì có thể xãy ra trường hợp ngoài ý muốn: sáng người còn bình thường, đột nhiên đến chiều tối là áp huyết bị tụt thình lình. Ngoài ra dùng Phục Hồi Sinh Lực -Age reviver cũng giúp  phục hồi các tế bào suy yếu ở tất cả các bộ phận như : gan, thận , tim , thần kinh.. giúp  mau chóng khôi phục sức khỏe cơ thể.
 
  • Uống trà bình minh buổi sáng để tăng cường chức năng hoạt động đường ruột , gia tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và thức ăn.
Cách ăn uống :
Áp dụng theo cách ăn theo phương pháp thực dưỡng liên hoàn 
Sơ đồ 3 cách ăn uống áp dụng theo phương pháp thực dưỡng liên hoàn
Quy trình ăn uống xen kẽ theo phương pháp thực dưỡng
Sinh hoạt , điều chỉnh cơ thể quân bình :
  • Sáng đi bộ , phơi nắng .
  • Tối tập ngồi thiền , tĩnh tâm.
  • Uống trà bình minh buổi sáng 
  • Quan sát phân đi cầu : Nếu phân đi cầu lõng, nhảo , rã hoặc bón thì cần điều chỉnh lại 
Quan sát phân để điều chỉnh lại lượng thức ăn
Các thức ăn tốt cho bệnh thần kinh tọa
  • Ăn kê lứt .
  • Uống cà phê Đức 
Cà phê Đức
  • Ăn bạch quả 
  • Ăn cơm gạo lứt xào ngưu báng và cà rốt.
  • Xích tiểu đậu xào phổ tai bí rợ.
  • Nếu không có khối u thì ăn nữa muỗng muối mè 1 bát cơm . Tỉ lệ 18 mè : 1 muối. 
Thảo dược tốt cho bệnh thần kinh tọa : 
Viên phục hồi sinh lực Age Reviver (Viên số 1) : Giúp khôi phục toàn bộ chức năng của các cơ quan hỗi trọ điều trị suy gan, thận, phổi, tim, suy nhược thần kinh...
Viên phục hồi sinh lực Age Reviver
Viên phục hồi hệ thần kinh Neuro Zeal (Viên số 1) : Giúp khôi phục hệ thần kinh tốt cho các bệnh về suy giảm trí nhớ, mất ngủ , đau đầu , đau nữa đầu , đau thần kinh tọa 
Viên phục hồi hệ thần kinh Neuro Zeal
Các biện pháp chăm sóc ngoại khoa cho bệnh thần kinh tọa : 
  • Ngâm chân nước gừng với nam và ngâm mông lá cải với nữ.
  • Tắm cát biển hoặc tắm nước muối 1%.
  • Các biện pháp châm cứu , ấn huyệt cũng hỗ trợ rất tốt cho bệnh đau thần kinh tọa.
 
NguồnĐặng Lệ (Tổng hợp)
Lượt xem07/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng