Dinh dưỡng theo Đông y

Thuốc Bắc là gì? Phân loại các vị thuốc, tác dụng, cách dùng và lưu ý quan trọng

Cập nhật636
0
0 0 0
Thuốc Bắc là gì? Phân loại các vị thuốc, tác dụng, cách dùng và lưu ý quan trọng
Sử dụng thuốc Bắc để điều trị bệnh là một trong những biện pháp được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt kết quả như mong muốn, người bệnh cần nắm rõ tác dụng, cách dùng và những kiêng kị của loại thuốc này.

Thuốc Bắc là gì?
Thuốc Bắc tên tiếng anh là Chinese Herbs. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ các bài thuốc, vị thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc, một quốc gia ở phía Bắc nước ta.

Thành phần chính của các vị thuốc Bắc là thảo mộc tự nhiên lành tính, được bào chế dưới dạng xử lý phần thừa, làm sạch và phơi khô. Có một số vị thuốc có thể dùng dưới dạng tươi như nhân sâm, hoặc một số lại có nguồn gốc từ động vật như vây cá mập, rượu tắc kè, rượu cá ngựa, cao hổ cốt, cao khỉ,…

Các bài thuốc này được sử dụng rộng rãi ở các nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa, trong đó có Việt Nam.
Sử dụng thuốc Bắc để điều trị bệnh vừa hiệu quả vừa lành tính
Phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam
Cả thuốc Bắc và thuốc Nam đều là những cây thuốc, vị thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên. Cả hai nhóm thuốc này đều thuộc nhóm thuốc Đông y. Sở dĩ cần dùng tên gọi là thuốc Nam, Bắc bởi đây là cách gọi để phân biệt 2 nhóm thuốc này dựa vào nguồn gốc xuất xứ của thảo dược.

Thuốc Nam: Là những cây thuốc, vị thuốc từ dược liệu được trồng, phát triển hay mọc hoang dại tại Việt Nam. Theo đánh giá của những chuyên gia Đông y, thuốc Nam phát triển, sinh trưởng trên lãnh thổ Việt Nam nên phù hợp với cơ địa người Việt nhất.
Thuốc Bắc: Là những cây thuốc, vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thực tế thì các vị thuốc Nam hay thuốc Bắc cùng có những công dụng trị bệnh tốt. Tuy nhiên, nhiều loại khi du nhập hay được vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam phải trải qua quá trình vận chuyển dài, điều kiện bảo quản hạn chế hoặc nhập lậu… Vì vậy, để bảo quản thuốc người ta phải sử dụng diêm sinh, lưu huỳnh hay thậm chí là thuốc chống mối, mọt… Do đó, nhiều người Việt đều tỏ ra e ngại về chất lượng của loại thuốc này.
Phân loại các vị thuốc Bắc
Thông thường có 4 cách để phân loại các vị thuốc Bắc.
- Phân loại theo tính: Có 5 tính có bản là tính hàn (hay còn gọi là lạnh), tính lương (mát), tính nhiệt (nóng), tính ôn (ấm), tính bình (ổn định).
- Phân loại theo vị: Thuốc Bắc cũng có thể được phân loại theo 5 vị: ngọt, chua, cay, đắng, mặn.
- Phân loại theo nguyên liệu: Có 3 loại nguyên liệu từ động vật, thực vật và nguyên liệu khác. Trong các bài thuốc Bắc, thầy thuốc có thể lấy các bộ phận của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, lá, hoa; hoặc bộ phận của động vật như: xương, da, nội tạng thậm chí là sừng, vây, móng. Ngoài ra các thầy thuốc cũng có thể sử dụng các khoáng chất, tinh thể như thạch tín, băng phiến, hoàng thổ để làm thuốc chữa bệnh.
- Phân loại theo cách bào chế: Nhằm giúp cho người bệnh có thể tiện lợi trong quá trình sử dụng, các thầy thuốc ngày càng đa dạng cách bào chế bài thuốc của mình như: Thuốc dạng thang (đun, sắc hàng ngày); dạng bột tán (có thể hòa uống với nước trực tiếp hoặc bôi trực tiếp nếu gặp các bệnh về da); dạng viên hoàn tán, dạng cao…
Thuốc Bắc dạng viên hoàn tán vừa dễ sử dụng vừa dễ bảo quản
Cách dùng thuốc Bắc hiệu quả
Tùy vào bệnh lý cần điều trị mà mỗi người sẽ có cách dùng thuốc Bắc khác nhau.
Dùng lúc thuốc nóng hay uống lạnh?
Theo các chuyên gia, cách dùng thuốc Bắc tốt nhất là nên dùng khi thuốc còn ấm vì khi đó cơ thể sẽ hấp thụ thuốc tốt nhất đồng thời không gây tình trạng đầy bụng.
  • Tuy nhiên với những bệnh nhân thể hàn như: cảm lạnh, phong hàn,… thì nên uống khi thuốc còn nóng để nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc.
  • Với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như: sốt cao, khô họng, miệng lở loét, đại tiện táo thì nên chờ thuốc nguội hãy dùng để tăng tác dụng thanh nhiệt, giải độc của thuốc
  • Các bệnh lý cần uống thuốc ấm thì khi sắc cần vặn nhỏ lửa. Ngược lại đối với bệnh lý cần uống nóng thì khi sắc cần lửa to và đối với vị thuốc cần uống lạnh thì cần kéo dài thời gian sắc.
Dùng thuốc Bắc vào thời điểm nào?
Thuốc Bắc có hiệu quả hay không ngoài việc phải vào dùng đúng bệnh, sắc đúng cách thì còn phải uống đúng giờ.
  • Những người chữa bệnh về gan, thận, dạ dày hoặc những bệnh từ lưng trở xuống nên uống trước ăn từ 30 -60 phút để cơ thể hấp thụ thuốc tốt.
  • Những người muốn bồi bổ sức khỏe thì nên ăn uống vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì.
  • Những người mắc các bệnh ở phía trên như tâm, ngực, phế… thì nên uống uống sau bữa ăn từ 20-30 phút.
Tùy vào căn bệnh điều trị mà người bệnh sẽ được hướng dẫn cách uống khác nhau
Uống thuốc Bắc có tốt không?
Hầu hết các bài thuốc Bắc đều có công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe của mỗi người. Do được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên nên chúng khá an toàn, lành tính, giúp cải thiện tình trạng bệnh từ sâu bên trong.

Tuy nhiên để thuốc thực sự phát huy được hết công dụng của mình thì người bệnh cần phải điều trị đúng thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi vì chúng có thể gây ra những phản ứng phụ cho cơ thể. Tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám, bắt mạch và cắt thuốc tại các cơ sở chuyên sâu, uy tín, đảm bảo nguồn gốc dược liệu rõ ràng.

Cần lưu ý: Mỗi bài thuốc đều có công dụng, liều dùng, cách sử dụng khác nhau vì vậy trong quá trình điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc tránh làm mất dược tính của thuốc khiến bệnh dai dẳng kéo dài.

Uống thuốc Bắc có tác dụng gì? Bao lâu thì có tác dụng?
“Uống thuốc Bắc có tác dụng gì, bao lâu thì có tác dụng?” là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm.

Như đã nói ở trên, mỗi một vị thuốc Bắc đều có công dụng, tính năng riêng của mình. Khi kết hợp với nhau theo liều lượng phù hợp, chúng sẽ giúp phát huy tối đa dược tính chữa bệnh: tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, an thần, chữa mất ngủ, chữa các bệnh về da, bệnh dạ dày, gan, thận, giúp lợi tiểu, giảm đau nhức do thoái hóa khớp, chữa ho, sốt, gout, các bệnh về tai- mũi-họng, các bệnh sinh lý, làm đẹp, tăng cân,…

Tuy có công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh nhưng thời gian mang lại hiệu quả của thuốc Bắc sẽ không nhanh chóng, tức thì như thuốc Tân dược. Theo các chuyên gia:
  • Hiệu quả của thuốc Bắc thông thường sẽ đến sau 2-3 tháng điều trị vì vậy khi sử dụng người bệnh cần kiên trì, sử dụng liên tục, đều đặn.
  • Ngoài ra tác dụng của thuốc Bắc còn phụ thuộc vào cơ địa, thể chất và tình trạng bệnh của mỗi người. Do đó thời gian thuốc phát huy tác dụng ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.
  • Trong trường hợp đã sử dụng thuốc một thời gian dài mà không thấy sức khỏe cải thiện, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được đưa lời khuyên kịp thời.
Nếu dùng thuốc Bắc mà bệnh không cải thiện thì cần đi gặp bác sĩ sớm
Ưu, nhược điểm của thuốc Bắc
Cũng giống như Tây Y phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc Bắc cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm
  • Dùng thuốc Bắc an toàn và lành tính: Hầu hết các vị thuốc Bắc đều là các thảo dược tự nhiên, sử dụng rễ, lá, hoa, quả của các cây thuốc quý sơ chế thủ công, không ngâm hóa chất nên rất lành tính với người bệnh, phù hợp mọi độ tuổi.
  • Hiệu quả bền vững: Các bài thuốc Đông y đều tác dụng sâu vào lục, phủ, ngũ, tạng của người bệnh nên sẽ có hiệu quả cao, bền vững, ngứa tái phát.
  • Ít gây tác dụng phụ: Sử dụng các bài thuốc Bắc sẽ hiếm khi gây tác dụng phụ cho gan, thận và dạ dày như Tây y.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì việc dùng thuốc Bắc để chữa bệnh cũng tồn tại một vài hạn chế dưới đây:
  • Tác dụng chậm: Do các bài thuốc Bắc tập trung chủ yếu vào cải thiện tận gốc bệnh nên tác dụng đến sẽ chậm hơn các loại thuốc Tân dược. Thông thường phải sau khoảng thời gian từ 2-3 tháng người bệnh mới cảm nhận được tác dụng của các bài thuốc này.
  • Mất thời gian khi sử dụng: Việc sắc thuốc thường tốn khá nhiều thời gian từ 1-2 tiếng, quá trình sắc cũng cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc nên nhiều người sẽ cảm thấy rắc rối và mất thì giờ.
Thuốc bắc Ngâm rượu: Nên hay không nên?
Uống rượu nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kết hợp rượu với các thảo dược quý và sử dụng chúng một cách hợp lí thì chúng lại có giá trị cao trong việc phòng tránh và điều trị bệnh.

Hiểu được điều đó, nên thuốc Bắc ngâm rượu đang trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh được nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả và tiện dụng của nó.

Theo các chuyên gia Đông Y ngâm thuốc Bắc với rượu sẽ giúp nâng cao dược tính chữa bệnh. Bởi rượu chính là vị thuốc dẫn tốt nhất để đưa thuốc vào địa chi của bệnh ở lục phủ, ngũ tạng nhằm điều hòa khí huyết, đả thông kinh mạnh, nâng cao hiệu quả chữa bệnh lên gấp đôi.

Các thầy thuốc Đông y sẽ sử dụng rượu để tẩm, ngâm với các vị thuốc nhằm điều trị một số chứng bệnh như: khí huyết không lưu thông, ăn uống không tiêu hóa, tỳ vị hàn ăn uống kém, phong thấp nhức mỏi, yếu sinh lý,….
Có tác dụng tốt trong chữa bệnh nhưng người dùng không nên lạm dụng rượu thuốc
Dù có công dụng tốt giúp điều trị bác bệnh tuy nhiên nếu không biết cách ngâm và dùng rượu thuốc đúng thì chúng sẽ trở thành con dao hai lưỡi gây hại cho sức khỏe của người dùng.

Người bệnh nên dùng rượu thuốc trong bữa ăn để tránh tổn thương dạ dày, đồng thời dùng với một liều lượng vừa phải, đều đặn mỗi ngày. Tuyệt đối không lạm dụng rượu thuốc quá nhiều.

Tốt nhất khi sử dụng rượu thuốc, người bệnh cần thực hiện đúng sự chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc chuyên gia để hạn chế thấp nhất tác hại của rượu mang lại.

Các vị thuốc Bắc thường sử dụng
Hiện nay, có hàng ngàn vị thuốc Bắc được sử dụng trong điều trị bệnh. Tùy theo từng bệnh lý, triệu chứng hay nguyên nhân gây bệnh mà thầy thuốc sẽ có những bài thuốc trị bệnh khác nhau như:
  • Thuốc Bắc tái tạo da
  • Thuốc Bắc trị mụn
  • Thuốc Bắc tăng cân, giảm cân
  • Thuốc Bắc hầm gà
  • Thuốc Bắc xông vùng kín
  • Uống thuốc Bắc để nhanh có thai
  • Uống thuốc Bắc sau sinh bồi bổ cơ thể
  • Thuốc Bắc điều kinh
Tùy từng bài thuốc sẽ có cách kết hợp các vị thuốc Bắc khác nhau, sao cho đạt được hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất. Dưới đây là một số vị thuốc quen thuộc, thường được sử dụng trong các bài thuốc:

Linh chi: Vị thuốc bắc tái tạo da số một
Nấm Linh chi là một vị thuốc Bắc vô cùng quý hiếm giúp trị được bách bệnh. Chính vì thế từ xưa người ta đã ưu ái gọi nó với cái tên là nấm trường thọ, thuốc thần tiên, cỏ trường sinh…

Ngoài công dụng giúp tăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể, giảm cholesterol trong máu, điều hòa và ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, dạ dày,…

Linh chi còn được biết đến với công dụng làm đẹp da, chống lão hóa, loại trừ nám, tàn nhang là một trong những vị thuốc Bắc tái tái tạo da được nhiều phụ nữ ưa chuộng nhất.

Vì thế từ xưa người ta không chỉ dùng linh chi như một vị thuốc quý để trị bệnh cho vua chúa mà còn dùng để làm đẹp cho các phi tần, phu nhân, cung nữ trong triều.

Người bệnh có thể dùng linh chi dưới dạng sắc nước uống, nấu món ăn hoặc sử dụng dạng bột.
Nấm Linh Chi là một vị thuốc Bắc có nhiều công dụng
Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo chính là dạng nấm kí sinh trên cơ thể ấu trùng trước khi thành bướm. Sở dĩ được gọi là Đông trùng hạ thảo là bởi hình dạng của nó mùa đông thì giống con sâu, còn mùa hè thì lại giống một loài thực vật.

Đông trùng hạ thảo thường được dùng để điều trị các bệnh sinh lý như: rối loạn cương dương, liệt dương, xuất tinh sớm; hỗ trợ cải thiện chức năng thận, chống viêm, sát khuẩn, chống ung thư và phóng xạ tốt.

Tùy vào vai trò của đông trùng hạ thảo trong từng bài thuốc mà người ta sẽ sử dụng nó theo các cách khác nhau nhưng cách phổ biến nhất vẫn là ngâm rượu. 
Đông Trùng Hạ Thảo thường dùng để ngâm rượu
Nhân sâm: Thuốc Bắc tăng cân hiệu quả
Nhân sâm cũng là một trong những vị thuốc Bắc quý và hiếm đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại các nước Châu Á.

Vị thuốc quý này thường được dùng để làm thuốc bổ với tác dụng tăng lực, tăng trí nhớ, tăng hệ thống miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng, kéo dài tuổi thọ,…

Trong nhân sâm có rất nhiều chất dinh dưỡng, yếu tố vi lượng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sử dụng Nhân sâm sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, ngủ ngon, tăng cân tự nhiên.

Cách dùng: Tùy vào cơ địa của mỗi người, mà các thầy thuốc sẽ chỉ định và hướng dẫn cách dùng nhân sâm khác nhau.
Nhân sâm giúp bổi bổ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ
Bồ công anh: Vị thuốc bắc trị mụn nổi tiếng
Bồ công anh là loại cây thân thảo, thuộc họ nhà cúc và có màu vàng.

Bồ công anh thường được dùng  để chữa các bệnh về mụn nhọt, mụn trứng cá, đinh râu; hỗ trợ cải thiện bệnh tắc tia sữa, sưng vú,….

Tam thất
Tam thất có vị đắng hơi ngọt, thường dùng để trị các bệnh xuất huyết do huyết ứ, thủy thũng, ho ra máu.

Vị thuốc này còn thường dùng để tăng cường sức khỏe cho người mới ốm, người già yếu, phụ nữ sau sinh.
Người ta có thể dùng tam thất tươi để đắp lên vết thương, hoặc dùng tam thất khô để sắc thuốc, tán bột, nấu ăn.
Tam thất có tác dụng tốt trong điều hòa hoạt huyết
Nhân trần
Nhân trần là một vị thuốc khá quen thuộc với mọi người. Nhờ tính mát, vị ngọt nên nhân trần thường được dùng để làm nước uống hàng ngày, hoặc dùng để chữa các bệnh: tiểu tiện vàng, hoàng đản, nhức đầu, cảm cúm,…

Khi uống thuốc Bắc nên kiêng gì?
Trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên kiêng và hạn chế các điều sau để tránh tiền mất tật mang.

Tuyệt đối không cho đường vào trong các bài thuốc
Một số người có thói quen cho đường vào thuốc Bắc để tăng vị ngọt, nhằm dễ uống. Tuy nhiên cách làm này lại để lại những tác hại khôn lường. Lý do là các thành phần trong thuốc bắc khá phức tạp.

Việc cho đường với nhiều nguyên tố sắt, canxi và tạp chất có thể khiến các thành phần trong thuốc sinh ra các phản ứng hóa học, làm mất dược tính của thuốc, xuất hiện tình trạng kết tủa, vẩn đục. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn sinh hại với sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể gây ngộ độc.

Vì vậy, thay vì cho đường, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc, bác sĩ để sử dụng nguyên liệu khác thêm vào bài thuốc cho dễ uống. Chẳng hạn như thay vì dùng đường trắng, bạn có thể dùng mật ong, đường phèn. Việc dùng nguyên liệu nào sẽ phụ thuộc vào từng dược tính, tác dụng của bài thuốc. Do đó, người bệnh không nên tự ý áp dụng mà phải hỏi ý kiến chuyên gia.

Không sử dụng thuốc Bắc với thuốc Tây
Với mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh, rất nhiều người thường tự ý kết hợp dùng cả thuốc Tây và thuốc Bắc.

Tuy nhiên điều này là không nên, bởi các thành phần của hai nhóm thuốc này có kỵ nhau, làm thay đổi tác dụng của thuốc thậm chí là đe dọa đến tính mạng người dùng. Vì vậy khi dùng thuốc Bắc người bệnh không nên tự ý kết hợp với các loại thuốc Tây khác.
Kết hợp thuốc Bắc với thuốc Tây sẽ có thể gây phản tác dụng
Hạn chế sử dụng với các thuốc tiêu hóa
Các loại thuốc trợ tiêu như Pepsin, Pancreatin không thể kết hợp với đại hoàng vì chúng sẽ gây ức chế nhau.

Đồng thời những loại thuốc trợ tiêu này cũng không thể dùng chung với ngũ bội tử, hổ trưởng, tử kim đỉnh vì khi kết hợp chúng sẽ phản ứng với nhau gây ra hiện tượng kết tủa và làm mất hiệu quả của thuốc Bắc.

Vì vậy, người bệnh nên thận trọng khi đang sử dụng thuốc tiêu hóa hoặc đang dùng thuốc Bắc mà muốn dùng thêm nhóm thuốc này. Tốt nhất, bạn hãy liên hệ với thầy thuốc để được tư vấn cách xử lý hiệu quả nhất.

Đối với các vị thuốc giải cảm
Trong quá trình dùng thuốc Bắc để giải cảm người bệnh cần kiêng kị những thứ sau:
  • Kiêng những đồ ăn chua, mặn vì có thể gây phản tác dụng thuốc.
  • Nếu trong thuốc có mật ong thì không nên ăn hành thì có thể gây ra phản ứng bất lợi giữa các chất.
Khi dùng các vị điều trị dị ứng
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc Bắc để điều trị tình trạng dị ứng, người bệnh cần kiêng kỹ những thực phẩm sau:
  • Tuyệt đối kiêng các loại hải sản như: cá biển, cua, mực, tôm,…
  • Hạn chế ăn nhộng, lòng trắng trứng,.. vì đây đều là những thực phẩm giàu chất đạm và dễ gây kích ứng.
Tuyệt đối kiêng các loại hải sản khi đang dùng thuốc Bắc trị dị ứng
Khi dùng các vị thuốc thanh nhiệt, giải độc
Đối với nhóm thuốc này, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm.
  • Không nên ăn quá nhiều các đồ ăn có cay, nóng như: rượu, ớt, thịt chó,… vì chúng có thể sinh nhiệt nặng hơn.
  • Những bệnh nhân bị thổ huyết, chảy máu cam thì nên dùng nước thuốc đặc và ấm không nên dùng nóng vì chúng ảnh hưởng đến quá trình cầm máu.
  • Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc lá sau khi dùng thuốc xong.
Khi dùng thuốc chống nôn
  • Người bệnh nên uống thuốc Bắc khi ấm, không nên uống nóng hoặc lạnh quá.
  • Nếu xuất hiện tình trạng nôn mửa người bệnh nên lấy 2-3 lát gừng, giã nát đun với nước sôi rồi uống.
  • Tuyệt đối kiêng những đồ ăn tanh, đồ ăn lạnh như: cá, tôm, kem,… vì chúng có thể khiến tình trạng nôn nặng hơn
Có thể dùng một vài lát gừng nếu thấy hiện tượng buồn nôn
Đối với thuốc phong thấp
  • Cần kiêng những đồ ăn có chua chát như: sung, chuối xanh.
Đối với thuốc điều hòa khí huyết
  • Cần lưu ý khi đun thuốc, vặn lửa nhỏ tránh bay hết khí vị của thuốc
  • Kiêng ăn đồ sống, đồ lạnh, đồ có vị tanh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Bắc
Để việc chữa bệnh đạt kết quả như mong đợi, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi kinh doanh thuốc Bắc kém chất lượng, ngâm tẩm hóa chất. Vì vậy người bệnh cần tỉnh táo lựa chọn những cơ sở y học cổ truyền uy tín để đảm bảo trị đúng bệnh đúng thuốc.
  • Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng, thời gian dùng, chế độ ăn uống, kiêng khem để thuốc phát huy tối đa dược tính.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, chuyên gia trước khi dùng thuốc Bắc để điều trị bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe.
  • Một số bài thuốc chữa ngoài da như: thuốc bắc tái tạo da, thuốc trị mụn,…có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm, chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ.
  • Uống thuốc Bắc tăng cân sẽ giúp kích thích ngon miệng, cân bằng hoạt động của dạ dày chứ không hề gây tích nước.
  • Trong quá trình sử dụng nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ thì cần dừng thuốc và đến gặp bác sĩ sớm.
Các vị thuốc Bắc đều có công dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
 
NguồnDuyên Đoàn
Lượt xem02/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng