Chủ đề dinh dưỡng

​Tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không?

Cập nhật507
0
0 0 0
Tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không?
Người tiểu đường có chế độ dinh dưỡng rất nghiêm ngặt và khắt khe để đảm bảo đường huyết luôn ở mức ổn định. Bạn đã nghe nói gạo lứt có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường nhưng còn chưa rõ vấn đề này? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi gạo lứt có tốt cho người tiểu đường không và những lưu ý khi ăn gạo lứt trong bài viết sau.
1. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và nguyên tốt vi lượng tốt cho sức khỏe
Từ lâu, gạo lứt đã được biết đến như một loại gạo tốt cho sức khỏe so với loại gạo trắng thông thường. Nguyên nhân nằm ở cách sơ chế hạt thóc sau khi thu hoạch.
Gạo lứt là loại gạo chỉ được xay xát qua để tách bỏ vỏ trấu và vẫn giữ nguyên lớp mầm và lớp cám bao bọc hạt gạo trắng bên trong. Vì vậy so với gạo trắng, gạo lứt giàu thành phần dinh dưỡng hơn nhiều, đặc biệt là chất xơ, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng trong lớp vỏ lụa mỏng bao bọc quanh hạt gạo. 

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của gạo lứt bao gồm: Chất xơ, protein, mangan, thiamin, niacin, axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6), đồng, selen, magie, photpho, kẽm, carbs, chất béo. Đồng thời, gạo lứt còn rất giàu riboflavin, sắt, kali và folate là những chất rất tốt góp phần cải thiện sức khỏe. 
2. Tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không?
Vậy nên thay vì sử dụng gạo trắng, người tiểu đường có xu hướng lựa chọn gạo lứt.
Các loại gạo nói chung đều chứa tỉ lệ tinh bột và đường khá cao. Khi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành glucose và lưu thông trong máu. Vì vậy, người tiểu đường được khuyến cáo nên hạn chế ăn cơm trắng.
Tuy nhiên không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn cơm ra khỏi khẩu phần ăn. Vì nếu không có tinh bột, cơ thể sẽ thiếu năng lượng, đường huyết giảm có thể dẫn đến biến chứng hôn mê nguy hiểm. 
Chỉ số đường huyết GI của gạo lứt ở mức trung bình là 68 ± 4, trên thang tính 100.
Gạo trắng có chỉ số đường huyết ở mức cao là 73. Bên cạnh đó, gạo trắng còn chứa ít chất xơ và dưỡng chất hơn gạo lứt, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn làm tăng nhanh lượng đường trong máu. 
Vậy nên thay vì sử dụng gạo trắng, người tiểu đường có xu hướng lựa chọn gạo lứt.  
Có nhiều loại gạo lứt mà người tiểu đường có thể lựa chọn để thay thế cho gạo trắng thông thường, nhưng thông dụng là:
Gạo lứt đỏ: Loại gạo lứt này thường có màu đỏ nâu, khi nấu chín khá dẻo. 
Gạo lứt đen: Hay còn gọi là siêu ngũ cốc vì những tính năng chữa bệnh mà nó mang lại cho con người. Gạo lứt đen có hàm lượng đường thấp, giàu chất xơ và hợp chất thực vật. 
3. Lợi ích của gạo lứt với người bệnh tiểu đường
Gạo lứt với thành phần dinh dưỡng cao mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người tiểu đường:
Kiểm soát đường huyết:
Gạo lứt có chỉ số đường huyết trung bình và được tiêu hóa chậm. Vì vậy giúp tránh tình trạng tăng đường huyết một cách đột biến. Nghiên cứu cho thấy tổng lượng đường giải phóng từ gạo lứt thấp hơn 23,7% so với gạo trắng. Đồng thời, gạo lứt chứa nhiều axit phytic, polyphenol, chất xơ. Giúp giảm đáng kể lượng glucose, giữ đường huyết luôn ở mức ổn định.
Giảm cholesterol xấu:
Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và làm tăng hàm lượng cholesterol có lợi (HDL).
Tinh dầu trong gạo lứt cũng giúp giảm hàm lượng của LDL. Các nghiên cứu cũng chứng minh khả năng kháng insulin giảm trên những người tiểu đường sử dụng gạo lứt thường xuyên.
Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa:
Gạo lứt chứa một lượng đáng kể các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các tác nhân lạ xâm nhập. Từ đó hạn chế biến chứng viêm, nhiễm trùng ở bệnh tiểu đường. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh và lão hóa.
Hỗ trợ giảm cân ở người tiểu đường týp II:
Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao nên khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và giảm ăn đồ vặt. Ngoài ra chất xơ còn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và chống táo bón. Vì vậy gạo lứt có tác dụng giảm cân cho người tiểu đường bị béo phì.
Để chứng minh cho công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của gạo lứt, Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành khảo sát với quy mô 200.000 người. Khảo sát chia làm 2 nhóm:
Nhóm người dùng gạo trắng 300g/tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 17%.
Nhóm người dùng gạo lứt 120g/tuần cho kết quả thật bất ngờ. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giảm đến 11%.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong mầm gạo lứt có sự xuất hiện của một loại enzym đặc biệt. Nó có công dụng ngăn chặn và ức chế sự phát triển của prolylendopeptidase, hỗ trợ trung ương não bộ hoạt động tốt.
4. Các lưu ý khi ăn gạo lứt của người bệnh tiểu đường
Có rất nhiều cách để ăn gạo lứt
Để gạo lứt phát huy hết công dụng của nó, bạn nên thực hiện theo những lưu ý sau khi sử dụng gạo lứt:
Ăn với số lượng vừa đủ:
Tuy gạo lứt chứa nhiều chất xơ và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe, nhưng thành phần của nó vẫn chứa tinh bột nên bạn cần ăn với một lượng vừa phải để đảm bảo đường huyết trong ngưỡng an toàn. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn với gạo lứt để đường huyết không bị tăng bất thường.
Ăn chậm, nhai kĩ:
Do gạo lứt cứng và nhiều chất xơ hơn do với gạo trắng. Việc làm này cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nên giảm cảm giác thèm ăn.
Phối hợp cùng với các loại thức ăn khác:
Khi ăn cơm gạo lứt, bạn nên ăn cùng các loại thức ăn tốt cho người tiểu đường như thịt đỏ (thịt nạc), cá, rau xanh, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp…
Kiên trì sử dụng gạo lứt:
Vì gạo lứt cứng và khô hơn so với gạo trắng nên ban đầu bạn sẽ không quen và thấy rất khó ăn. Vậy nên bạn cần phải kiên trì lâu dài và và chịu khó để thấy được tác dụng rõ rệt của loại thực phẩm này.
Đo đường huyết thường xuyên:
Sau mỗi bữa ăn, bạn nên tạo thói quen đo đường huyết để biết lượng đường đang ở mức độ nào, giúp điều chỉnh lượng thức ăn trong những lần tiếp theo, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Như vậy gạo lứt là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường, là nguồn cung cấp tinh bột lành mạnh thay thế cho gạo trắng thông thường. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về tiểu đường ăn gạo lứt, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

 
NguồnTổng hợp
Lượt xem13/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng