Chủ đề dinh dưỡng

Tiêu chuẩn của sức khỏe quân bình

Cập nhật727
0
0 0 0

Tiêu chuẩn của sức khỏe quân bình

Đối với Tây y

Đối với Tây y khoa học thực chứng họ dựa vào các chỉ số để xem xét tình hình sức khỏe, ví dụ huyết áp 70-110, các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, chỉ số về men gan, hàm lượng đạm trong nước tiểu … Hầu hết chúng ta đều tin vào các xét nghiệm này. Nhưng có một điều chúng ta đang bị đánh lừa hoặc do thiếu hiểu biết để mà an tâm sống cho đến ngày hoảng loạn khi các chỉ số không còn trong biểu cho phép. Chúng ta lầm tưởng rằng các chỉ số ở mức độ cho phép có nghĩa là sức khỏe chúng ta tốt và chúng ta vẫn tiếp tục với các lối sống cũ cho dù các dấu hiệu trên cơ thể đã báo trước. Thực tế, các chỉ số chỉ bất ổn khi chức năng của của các cơ quan nội tạng đã tổn thương ở mức >75%. Có nghĩa là đã hỏng 75% rồi, chuẩn bị phát bệnh thì Tây y mới phát hiện được. Lúc đó, khả năng phục hồi là khó. Đấy là về mặt thân thể. Còn tinh thần, dường như đây là một sự bị đánh úp, bất ngờ. Người ta sẽ không đủ thời gian, sức lực, tỉnh táo để sử dụng các phương pháp dưỡng sinh nên việc dùng các phương pháp hỗ trợ bởi dao kéo, thuốc hóa chất là điều dễ hiểu. Sự đã rồi!

Tây y khoa học thực chứng họ dựa vào các chỉ số để xem xét tình hình sức khỏe

Đối với Tây y khoa học thực chứng, khi phổi bị bệnh thì người ta chỉ thấy phổi bị bệnh và chữa phổi. Dù người ta có xem xét các nguyên nhân đẫn đến bệnh phổi thì vẫn không thể thoát khỏi tư duy kiểu bệnh đâu đánh đó. Có vẻ như tư duy nguyên nhân – kết quả đó như là đã đi tìm đến nguồn gốc của bệnh nhưng nó vẫn chỉ loanh quanh trong một cái hố mang tính biểu hiện - hiện tượng của bệnh chứ không phải tư duy về nguồn gốc sinh ra bệnh. Thông thường, Tây y qui về vi khuẩn, virus, các tế bào dị biệt nhưng không biết tại sao vi khuẩn, virus lại ở đó, tại sao tế bào lại dị biệt. Khi phổi bị bệnh thì Tây y sẽ uống thuốc kháng sinh để trị viêm phổi, có nghĩa là giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn đang xâm nhập tại đó. Cách này không phải không có “kết quả” nhưng kết quả thường không triệt để và có thể gây thêm các tác động xấu. Họ chỉ thấy có một sự viêm phổi đang xảy ra và thấy vi khuẩn xuất hiện tại đó như một sự khác thường, họ nghĩ viêm phổi do vi khuẩn nhưng họ không biết quá trình trước đó cơ thể đã bị sao nên mới dẫn đến viêm phổi và không tính đến cách chữa này có thể gây ra một một quá trình sau đó là gì. Họ chỉ tập trung vào các con số, thị chứng trước mắt.

Tây y khoa học thực chứng, khi phổi bị bệnh thì người ta chỉ thấy phổi bị bệnh và chữa phổi.

Đối với Đông y
Đối với Đông y biện chứng người ta có thể biết trước các bệnh khi các cơ quan phủ tạng trở nên suy yếu mà chưa phát thành bệnh dựa vào các biểu hiện mang tính liên quan đến nhau, có nghĩa là sớm hơn Tây y. Khi phổi bị bệnh, người ta sẽ xem xét những thứ trước đó và sau đó. Trước đó ở đây không có nghĩa là thời gian biểu hiện bệnh, không phải trước khi bị viêm thì là ho, đờm, khó thở. Đó cũng chỉ là các hiện tượng, biểu hiện. Những người phổi yếu dẫn đến dễ bị bệnh về đường khí thở thường do tì vị lạnh, yếu. Tì vị lạnh yếu dẫn đến sự chuyện hóa năng lượng từ thức ăn kém, không đủ năng lượng cho phổi đẫn đến phổi kém. Mà khi những người thường xuyên bị phổi, viêm họng cũng dễ dẫn đến bệnh về thận do khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Đối với Tây y, khi bị viêm phổi, ho rồi uống thuốc kháng sinh khỏi được coi như là khỏi. Nhưng với Đông y, khi hàn lạnh chưa được đầy ra thì chưa được coi là khỏi. Thế nên, có rất nhiều người thường xuyên bị ho cảm kéo dài không dứt hẳn, thường xuyên bị đau vai cổ gáy tái đi tái lại là bởi vì hàn lạnh vẫn còn ngự trong người nên rất dễ nhiễm hàn lạnh lại. Giống như trong thành có giặc thì giặc ngoài thành cũng rất dễ vào (đồng khí tương cầu). Đông y không coi rằng vi khuẩn là nguyên nhân của bệnh, vi khuẩn là một cách biểu hiện của bệnh. Khi bị ho, viêm họng hay viêm phổi người ta có thể uống những bài thuốc Đông y không mang tính diệt khuẩn mà bệnh vẫn lui một cách nhanh chóng bằng cách làm phủ tạng được khỏe lên. Lúc đó vi khuẩn cũng biến mất. 

Khi bị ho, viêm họng hay viêm phổi người ta có thể uống những bài thuốc Đông y

Đối với thực dưỡng
Đối với thực dưỡng cũng là một phương pháp biện chứng, người ta qui các hiện tượng về Âm và Dương. Ví dụ, khi cơ thể bị nhiễm lạnh là một trạng thái âm, khi cơ thể phát sốt là một trạng thái dương và sẽ dùng cách thức để cơ thể cân bằng âm dương thì bệnh sẽ hết.

Thực dưỡng dùng cách thức để cơ thể cân bằng âm dương để chữa bệnh

Với Tây y, người ta dựa vào các chỉ số để xem sức khỏe có bình thường hay không. Với Đông y, người ta cũng dựa vào rất nhiều các dấu hiệu như mạnh, sắc mặt, trạng thái cơ thể để chuẩn đoán và điều chỉnh. Với thực dưỡng người ta xem 2 yếu tố là phân và nước tiểu. Phân và nước tiểu sẽ thể hiện trang thái âm hay dương của cơ thể, từ đó sẽ có cách điều chỉnh.

Xưa kia, Việt Vương Câu Tiễn nếm phân Phù Sai để chuẩn bệnh không phải không có lý do. Phân, nước tiểu là đầu ra chủ yếu của cơ thể sau rất nhiều quá trình trước đó. Mọi quá trình trước đó ổn thì đầu ra sẽ ổn. Đó cũng là một cách biện chứng về âm dương. Sự bất ổn giai đoạn cơ thể (chuyển hóa thức ăn), thể hiện qua sự bất ổn ở đầu ra (đào thải thức ăn), có nguyên nhân từ những đầu vào trước đó. Đầu vào có thể nhiều yếu tố như không khí, cảm xúc, ăn, uống.. nhưng chính yếu vẫn là ăn uống. Căn cứ vào đầu ra để điều chỉnh đầu vào để có một trạng thái quân bình – căn bản của một sức khỏe tốt - là cách của thực dưỡng. 

Với một người quân bình thì

Phân:

  • Ngày đi đại tiện 1 lần vào đầu giờ sáng
  • Thành khuôn, nuột thành một cục dài, có chóp cuối cùng.
  • Không dính nhoét
  • Màu vàng
  • Xốp nhẹ
  • Nổi trên mặt nước
  • Không hôi

Tiêu chuẩn quân bình được đanh giá qua hình dạng của phân

Nước tiểu:

  • Nam 4 lần/ngày, nữ 3 lần/ngày
  • Màu vàng nhạt trong như bia
  • Không cảm thấy xót, rắt, bí 

Các hiện tượng trên đều có thể qui về phạm trù âm và dương để điều chỉnh. Để biết sức khỏe mình có tốt không thì cần so sánh với các chuẩn và khoảng cận trên cận dưới xung quanh điểm chuẩn đó gọi là miền cân bằng. Từ xu hướng mất cân bằng đó – lệch về âm hay về dương – từ đó xác định phương hướng và biện pháp để kéo về miền cân bằng. Đây là chủ đề dài, chưa thể làm rõ ngay được
Sau đây là một vài ví dụ để ta tạm hình dung:

  • Ngày đi đại tiện nhiều lần có thể do bạn ăn thiên về âm hoặc đường ruột đã bị âm hóa khiến đường ruột yếu và phải đi đại tiện nhiều. Điều chỉnh bằng cách ăn thiên về dương, ví dụ ăn các thức ăn có tính co rút như khô, vị đắng. 
  • Phân không thành khuôn, tã, ướt, dính, chìm dưới nước màu xanh hoặc màu đen do bạn đã ăn thiên về âm. Điều chỉnh bằng cách ăn thiên về dương, ví dụ ăn các thức ăn có tính co rút như khô, vị đắng. 
  • Phân vón cục, màu đỏ nâu, cứng do bạn đã ăn thiên về dương. Điều chỉnh bằng cách ăn thiên về âm, ví dụ các món lạnh, khí đi xuống, món nhiều nước, món có xu hướng ly tâm.
  • Nước tiểu trắng sõng, tiểu nhiều do bạn đã ăn uống thiên về âm hoặc uống quá nhiều nước. Cần uống ít nước, ăn các thức thiên về dương. 
  • Nước tiểu màu vàng sậm hoặc tiểu rắt hoặc khó tiểu là do bạn đã ăn thiên về dương, đang nóng trong, suy nhược. Cần ăn những thức mát, thiên về âm, nghỉ ngơi..
Nguồnbimatthucduong.com
Lượt xem13/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng