Tâm tình

Suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm

Cập nhật712
0
0 0 0
Suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
Suy thận là một bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây hại tới sức khỏe, cuộc sống gia đình và hạnh phúc của người bệnh, thậm chí trong một vài trường hợp biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị nên tới 90%.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy thận
Suy thận là gì, có nguy hiểm không?
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhận các vai trò như bài tiết chất thải, điện giản, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin,… Khi xảy ra tình trạng suy thận thì các chức năng này cũng không được hoạt động trơn tru gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh.
Bệnh suy thận là nỗi ám ảnh với nhiều người
Việc dùng thuật ngữ “suy thận” thường dễ gây nhầm lẫn và thiếu chính xác, bởi vậy để chỉ rõ hơn tình trạng suy giảm, tổn thương, các chuyên gia đã phân biệt những tình trạng của thận cụ thể như sau:
  • Tổn thương thận cấp: Tình trạng thận bị suy giảm chứng năng trong thời gian ngắn, có thể hoàn toàn bình phục nếu được điều trị sớm và đúng cách.
  • Suy thận cấp: Chỉ các trường hợp thận bị tổn thương cấp cần phải lọc máu, chạy thận để duy trì sự sống.
  • Bệnh thận mãn tính: Chức năng thận bị suy giảm từ từ trong thời gian dài, không thể bình phục.
  • Suy thận mãn tính giai đoạn cuối: Chức năng thận không còn hoạt động hoặc đã ngừng hẳn, bệnh nhân bắt buộc phải chạy thận hoặc ghép thận mới.
Mức độ nguy hiểm mà bệnh nhân suy thận phải đối mặt còn tuỳ thuộc vào % tế bào cầu thận bị hư tổn, tương ứng với 5 cấp độ 1,2,3,4,5. Ở mỗi một cấp độ, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, càng cấp độ sau tình trạng bệnh càng nặng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Lúc này việc điều trị sẽ trở lên vô cùng khó khăn, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Triệu chứng bệnh suy thận
Theo Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương, tình trạng suy giảm chức năng thận có thể biểu hiện ở nhiều triệu chứng, tuy nhiên điển hình và đặc thù nhất có thể kể đến các dấu hiệu suy thận sau đây:
  • Thay đổi nước tiểu: Thận có chức năng sản xuất nước tiểu và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Bởi vậy, bạn không nên bỏ những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc của nước tiểu. Các thay đổi đáng chú y bao gồm: Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm, có lẫn máu trong nước tiểu và nước tiểu có bọt.
  • Phù toàn thân: Chức năng thận bị suy giảm sẽ không thể loại bỏ được độc tố ra ngoài cơ thể. Điều này lâu dần sẽ dẫn tới hiện tích tích natri gây sưng toàn thân, đặc biệt là ở mặt, bàn chân, mắt cá nhân và bàn tay.
  • Đau lưng: Suy thận thường dẫn tới đau lưng ở phần dưới xương sườn. Bên cạnh đó, bạn có thể bị đau ở vùng mông hoặc phía trước háng. Đau lưng và chân có thể do u nang thận.
  • Sưng bọng mắt: Đây là triệu chứng suy thận nhận biết sớm, cho biết rằng hệ thống lọc của thận của bạn bị hư hỏng. Các bọng quanh mắt xuất hiện có thể do thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu.
  • Huyết áp cao: Hệ thống tuần hoàn và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thận có nephron nhỏ giúp lọc chất thải và chất lọc bổ sung từ máu. Trường hợp mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy.
  • Cơ thể cảm thấy ớn lạnh: Theo các chuyên gia, việc thiếu máu do suy thận có thể khiến sức đề kháng bị giảm sút, da kém sắc, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy ớn lạnh, ngay cả khi bạn đang trong phòng có nhiệt độ cao.
  • Đau hai chân và cạnh sườn: Người bị suy thận có thể bị đau ở cạnh sườn sát thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân. Mặc dù đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhưng đại đa số đều là do suy giảm chức năng thận.
Triệu chứng đau ở cạnh sườn sau đó lan xuống 2 chân
Nguyên nhân gây suy thận
Dưới những đánh giá và phân tích trong nền y học hiện đại, người ta đã chỉ ra các nguyên nhân gây bệnh là do thận yếu đi và lý giải cho việc này là bởi các yếu tố sau:
  • Thường xuyên nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến tăng áp lực bàng quang, dồn ép chức năng tiểu tiện gây ra suy thận, trào ngược bàng quang niệu quản, lâu dần dẫn tới viêm bể thận.
  • Thói quen ăn uống quá mặn: Ăn uống quá mặt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Cụ thể, việc ăn quá mặn sẽ khiến nước trong cơ thể khó bài tiết ra ngoài, làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dần chức năng thận sẽ bị suy giảm.
  • Nguyên nhân suy thận do tuổi tác: Tuổi tác càng cao chức năng thận sẽ càng bị suy giảm. Do đó, khi có một yếu tố bất kỳ nào tác động cũng gây ra bệnh.
  • Tiểu đường: Tiểu đường được xem là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu. Việc có quá nhiều đường trong máu sẽ khiến bộ lọc nhỏ trong thận bị hư hại.
  • Cao huyết áp: Tình trạng huyết áp cao có thể khiến các mạch máu nhỏ trong thận bị căng thẳng và không được hoạt động đúng cách từ đó dẫn đến thận yếu dần đi.
  • Nguyên nhân bệnh suy thận do Cholesterol cao: Lượng cholesterol trong máu cao sẽ gây tích tụ mỡ trong các mạch máu cung cấp tới thận, khiến cơ quan bài tiết hoạt động khó khăn, lâu dần sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Bệnh thận đa nang: Đây là tình trạng di chuyển chỉ sự tăng trưởng của các u nang phát triển bên trong thận.
  • Tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu: Bị suy thận có thể do tình trạng tuyến tiền liệt phình to hoặc sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường ra của nước tiểu. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
  • Tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiễm độc tố: Người thường xuyên dùng các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid, ma túy,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận.
  • Một số bệnh lý khác: Nhiễm trùng thận, viêm bể thận, viêm cầu thận, Bệnh về hệ thống miễn dịch như lupus, HIV/AIDS…
Chẩn đoán và phân loại cấp độ suy thận
Chẩn đoán bệnh suy thận
  • Xét nghiệm sinh hóa: Để chẩn đoán các bệnh về thận, bác sĩ thường sẽ nhờ vào các xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Creatinin huyết thanh: Xét nghiệm này giúp đo được nồng độ của craetinin có trong máu.
Nồng độ creatinin huyết thanh bình thường ở một người lớn là:
  • Nữ giới: khoảng 0,5–1,1mg/dl
  • Nam giới: khoảng 0,6–1,2mg/dl
  • Thể tích nước tiểu:  Để chẩn đoán bệnh suy thận có thể dựa vào đo thể tích nước tiểu bạn bài tiết trong khoảng thời gian xác định. Lượng nước tiểu được bài tiết một cách bất thường, được xác nhận khi thể tích nước tiểu nhỏ hơn 0,5ml/kg/giờ.
  • Xét nghiệm hình ảnh:
  • Siêu âm: Giúp đo kích thước, phát hiện khối u hoặc các tổn thương tận.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Quét CT giúp phát hiện ung thư, suy thận hay không, tổn thương, áp xe và sự tích tụ chất lọc xung quanh thận.
  • Chụp cộng hưởng: Tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao mà không cần bức xạ.
  • Sinh thiết thận: Phương pháp này có thể chẩn đoán bệnh suy thận nhanh chóng một số nguyên nhân gây tổn thương thận bao gồm: Viêm thận kẽ mãn tính, mô thận chết do thiếu oxy, viêm cầu thận,…
Phân loại các cấp độ suy thận
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm, bệnh suy thận được chia làm 5 cấp độ:
Giai đoạn 1 (GFR > 90ml/phút): Thường chưa có triệu chứng nào cho thấy thận bị tổn thương.
Giai đoạn 2 (GFR = 60-89ml/phút): Tương tự như giai đoạn 1, suy thận độ 2 cũng biểu hiện ít triệu chứng.
Giai đoạn 3: Ở cấp độ này, người bệnh có nhiều khả năng gặp các biến chứng về sức khỏe do sự tích tụ chất thải trong cơ thể. Biểu hiện thường thấy là sưng ở bàn tay, bàn chân, đi tiểu nhiều hơn bình thường. Suy thận độ 3A (GFR = 45-59ml/phút), thận suy độ 3B (GFR = 30-44ml/phút)
Giai đoạn 4 (GFR= 15-29ml/phút): Ở giai đoạn này bệnh nhân suy thận sẽ được chỉ định lọc máu.
Giai đoạn 5 (GFR<15ml/phút): Thận mất gần hết chức năng, bệnh nhân phải duy trì sự sống bằng cách lọc máu hoặc ghép thận.
Bệnh suy thận được phân thành nhiều giai đoạn với các cấp độ khác nhau
Cách phòng tránh bệnh suy thận
- Tập thể dục đều đặn: Thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe. Tuy vậy, người bệnh không nên tập luyện quá sức, hãy lắng nghe cơ thể mình để chọn những bài tập hay môn thể thao phù hợp, tránh làm tổn thương đến hệ xương và cơ.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Phòng ngừa suy thận bằng việc bổ sung nước đầy đủ không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng cường chức năng làm việc của thận hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày là đủ cung cấp nước cho cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa được một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao – Nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận.
  • Nên tránh những thực phẩm chứa hàm lượng Kali cao như chuối, cam, khoai tây, củ cải, cà chua,…
  • Giảm lượng natri mỗi ngày bằng cách tránh xa những thực phẩm có chứa nhiều muối, nên có chế độ ăn nhạt.
  • Hạn chế sử dụng protein từ động vật. Thay vào đó hãy sử dụng những loại thực phẩm chứa hàm lượng protein thấp như rau, hoa quả, ngũ cốc, bánh mì,…
  • Một số thực phẩm khác người suy thận cần hạn chế: Rượu bia, nước ngọt có gas, không lạm dụng thuốc giảm đau, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Bổ sung vitamin và muối khoáng: Ăn các loại rau củ ít đạm như bí xanh, bí đỏ, cần ta, su su, đu đủ.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh bệnh suy thận mỗi người dân nên thực ít thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Việc làm này giúp kiểm soát những bệnh lý có thể xảy ra và phát hiện sớm những tổn thương của thận từ đó đề xuất phương án điều trị kịp thời.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận
Cách điều trị bệnh suy thận hiện nay
Điều trị suy thận bằng tây y
- Thuốc uống: Thuốc chữa suy thận có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn sự tiến triển của các cấp độ của bệnh. Các loại thuốc được bác sĩ định bao gồm: Thuốc phòng tránh rối loạn toan kiềm natri bicarbonat, thuốc chống cao huyết áp, thuốc lợi tiểu,…
- Lọc máu: Khi suy thận tiến triển nặng ở cấp độ 3,4 người bệnh bắt buộc phải lọc máu hàng tuần để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Bởi lúc này thận đã không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ này.
- Lọc màng bụng: Là biện pháp sử dụng màng lọc tự nhiên của cơ thể thay vì dùng màng lọc nhân tạo như trong phương pháp chạy thận nhân tạo.
Lọc màng bụng có thể áp dụng cho các trường hợp sau:
  • Suy thận cấp
  • Khó chọn đường để đặt catheter chạy thận nhân tạo.
  • Tắc cầu nối tĩnh mạch – động mạch.
  • Chống chỉ định với trường hợp:
  • Bệnh nhân có bệnh lý rối loạn đông máu nặng hoặc nhiễm khuẩn.
  • Đang trong thai kỳ.
  • Bệnh nhân béo phì, có tiền sử dính ruột hoặc gãy xương đùi.
  • Ghép thận: Phương pháp điều trị này áp dụng với người suy thận độ 4, dưới 60 tuổi và không mắc một số bệnh viêm nhiễm mãn tính như lao, viêm gan hoặc các bệnh ung thư.
Cấp ghép thận là quá trình cấp ghép một quả thận khỏe mạnh cho người mắc bệnh ở giai đoạn cuối. Thận được sử dụng để cấy ghép có thể được lấy từ người hiện tặng, còn sống hoặc đã chết. Phương pháp này chỉ được áp dụng với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, khi các phương pháp lọc máu ngoài màng bụng hay chạy thận nhân tạo không mang lại hiệu quả,
Chữa bệnh suy thận bằng các phương pháp đông y
Chữa suy thận bằng các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả cao
  • Bài thuốc từ cây nhọ nhồi: Lấy khoảng 20-25g cây nhọ nhồi cắt khúc, sau đó đem phơi đến khi khô thì bỏ vào sao vàng. Tiếp theo rang cháy 15-20g đậu đen. Sau đó lấy hai nguyên liệu cho vào nồi sắc lấy nước uống hằng ngày.
  • Bài thuốc chữa suy thận từ cây phèn đen: Dùng lá hoặc ngọn cây phèn đen, cây tanh tách, cây tầm gai xoong mỗi loại 15-20g. Đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước uống.
  • Cây muối: Cây muối, cây tầm xoong, cây tanh tách mỗi loại 15-20g bỏ vào nồi sắc lấy nước uống.
Thống kê về bệnh suy thận ở Việt Nam và thế giới
Theo số liệu thống kê của Hội thận học thế giới, ước tính trên thế giới đang có khoảng 500 triệu người gặp các vấn đề mãn tính về thận. Khoảng 3 triệu người bệnh đang phải sống nhờ các biện pháp thay thế như ghép thận, lọc máu.
Tại Việt Nam, chưa có một con số thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8000 ca bệnh mới. Tính riêng số bệnh nhân giai đoạn cuối cần phải lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0.1% dân số. Có đến trên 50% người bệnh chạy thận tử vong sau 5 năm lọc máu, số người sống từ 10 năm trở lên chỉ chiếm khoảng 15-20% số người phải chạy thận.
 
Nguồnthoaihoacotsong.vn
Lượt xem21/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng