Trãi nghiệm thực dưỡng

Đăng kí kinh doanh thực dưỡng (Cập nhật thủ tục 2020)

Cập nhật893
0
0 0 0
Đăng kí kinh doanh thực dưỡng (Cập nhật thủ tục 2020)

Nếu bạn đã đọc được bài viết trước đó của tôi: Bạn đã từng nghĩ đến việc mở một cửa hàng thực phẩm thực dưỡng Ohsawa? Khi đọc xong bạn đã bắt đầu nảy ra ý tưởng kinh doanh riêng cho mình và bạn muốn thực hiện ý tưởng đó chứ không phải chỉ dừng lại ở mức là nghĩ đến. Nhưng bạn mơ hồ không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết bây giờ nên làm gì? Tất nhiên để mở một cửa hàng thì phải chuẩn bị rất nhiều thứ như mặt bằng, nguồn nguyên liệu sạch, nhân công,...nhưng cái quan trọng nhất khi mở một cửa hàng đó là bạn cần phải đăng kí giấy phép kinh doanh để cửa hàng của bạn.

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ được cấp phép riêng, cho phép doanh nghiệp được hoạt động trong một số lĩnh vực cần có sự quản lý của các cơ quan liên quan. 
Giấy phép kinh doanh
Đặc điểm của giấy phép kinh doanh
  • Có tính hợp pháp của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp được quyền xuất hóa đơn.
  • Khẳng định được quy mô, tạo niềm tin khách hàng.
  • Dễ dàng trong giao dịch.
  • Cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn.
  • Được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính Phủ
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Để giúp bạn không còn mơ hồ về việc kinh doanh thực phẩm thực dường nữa, tôi xin được phép các thông tin cần thiết về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng (Thủ tục 2020).
Đăng ký kinh doanh thực dưỡng là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành kinh doanh. Sau đây, xin được cung cấp thông tin về Đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng (Thủ tục 2020).
1. Khái niệm
Thực dưỡng là đường lối ăn uống; sinh hoạt đúng quy luật để cơ thể luôn khỏe mạnh; tinh thần minh mẫn. Kinh doanh thực dưỡng chính là kinh doanh thực phẩm dưỡng sinh. Do là bản chất là kinh doanh buôn bán thực phẩm; nên chủ kinh doanh cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định mới có thể được phép kinh doanh. 

2. Điều kiện kinh doanh thực dưỡng
Về nhân lực:
  • Chủ cơ sở, người trực tiếp buôn bán thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
Nơi buôn bán:
  • Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường, các khu tập trung; xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
  • Tách biệt khu vực vệ sinh với khu vực bảo quản; khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
Thiết bị, dụng cụ:
  • Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.
Đảm bảo điều kiện và xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng
Chủ kinh doanh khi thực hiện đăng ký kinh doanh cần xác định hình thức kinh doanh của mình. Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai hình thức là Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp. Mỗi hình thức kinh doanh sẽ có thủ tục đăng ký khác nhau, thông thường việc đăng ký Hộ kinh doanh sẽ đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.

3.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh thực dưỡng
Đối với doanh nghiệp
Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:
 - Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
 - Điều lệ của công ty.
 - Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp.
 - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân.
  • Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
 - Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có). Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ.
Đối với hộ kinh doanh
 - Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)
 - Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
 - Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

3.2. Nộp hồ sơ
 - Hộ kinh doanh: nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại quận/huyện đặt địa điểm kinh doanh.
 - Doanh nghiệp: nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. 
 - Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng thông tin quốc gia.

3.3. Nhận kết quả
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực dưỡng, chủ kinh doanh cần phải thực hiện thêm một số thủ tục khác mới có thể tiến hành kinh doanh thực dưỡng. 

4. Xin cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
Chủ cơ sở kinh doanh và những người trực tiếp kinh doanh thực dưỡng phải tham gia lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi hoàn thành khóa học bạn sẽ được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
5.1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)
Đây là loại giấy tờ quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình kinh doanh. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ:
  • Mẫu giấy đề nghị cấp phép an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm bản sao
  • Bản vẽ sơ đồ địa điểm kinh doanh
  • Quy trình sản xuất bảo quán tại đơn vị kinh doanh
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ kinh doanh và các nhân viên làm việc chế biến tại cơ sở
  • Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ nguồn nước sử dụng
  • Bản cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
5.2. Giá dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói
Bạn co thể tìm những nhà cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói để được họ tư vấn thêm
Tư vấn thủ tục xin giấy phép kinh doanh
Nhiều nhà cung cấp dịch vụ trọn gói xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.
Tham khảo: Nhà cung cấp dịch vụ trọn gói xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ACC
Lưu ý:
Giá trên đã bao gồm: Lệ phí thẩm định hồ sơ, lệ phí thẩm định địa bàn, chi phí tập huấn kiến thức, chi phí tiếp đoàn thẩm định. Chưa bao gồm thuế VAT và chi phí khám sức khỏe.

6. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng
 - Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc Hộ Chiếu passport của các thành viên sáng lập.
 - Đối với một số ngành nghề có điều kiện, nhà cung cấp sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị thêm giấy tờ.
7.Bao lâu sẽ có giấy phép?
Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).
NguồnĐặng Lệ (Tổng hợp)
Lượt xem21/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng