Sắc màu giới tính

Xoắn tinh hoàn – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cập nhật581
0
0 0 0
Xoắn tinh hoàn – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Xoắn tinh hoàn là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở tinh hoàn nam giới. Bởi nó có diễn biến rất bất ngờ, nhanh chóng và gây nguy hại trực tiếp đến tinh hoàn. Việc tìm hiểu những thông tin cơ bản về tình trạng xoắn tinh hoàn là gì sẽ giúp cánh mày râu có cách nhận biết cũng như khắc phục tình trạng này kịp thời.
1. Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn hay còn gọi xoắn thừng tinh, là tình trạng tinh hoàn xoắn lại ở đoạn cuối của dây thừng tinh. Ở vị trí xoắn này sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương và hoại tử tinh hoàn.
Theo các chuyên gia, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra đột ngột hoặc do chấn thương. Bệnh thường thường gặp ở thanh thiếu niên trong độ tuổi 12 – 18. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và nam giới lớn tuổi cũng có thể gặp bệnh lý này.
Xoắn tinh hoàn. Ảnh minh họa: internet
Các dạng xoắn thừng tinh hoàn phổ biến gồm:
  • Xoắn thừng tinh nhẹ: Biểu hiện là xuất hiện những cơn đau không thường xuyên ở tinh hoàn. Các cơn đau này có thể tự cải thiện và tái phát nếu không được chữa trị.
  • Xoắn tinh hoàn ngoài: Là tình trạng lớp tinh mạc của tinh hoàn và dây chằng bìu xoay tự do. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh với những cơn đau, sưng bìu. Hoặc xuất hiện các khối cứng không đau ở bìu.
  • Xoắn thừng tinh hoàn nội mạc: Là tình trạng tinh hoàn xoay tự do bên trong bìu. Bệnh thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.
  • Xoắn phần phụ tinh hoàn: Bệnh gây nên những cơn đau bìu cấp tính, thường xuất hiện ở trẻ em từ 7 – 14 tuổi. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể khỏi sau 2 ngày.
Xoắn thừng tinh là dạng phổ biến của bệnh xoắn tinh hoàn. Ảnh minh họa: internet
2. Biểu hiện xoắn tinh hoàn
Biểu hiện xoắn thừng tinh hoàn dễ nhận biết nhất là xảy ra các cơn đau đột ngột ở bìu. Ngoài ra, nam giới có thể nhận thấy có sự chênh lệch ở 2 bên tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị xoắn sẽ lớn hơn bình thường và có màu đỏ, nâu đỏ hoặc đỏ đậm.
Những cơn đau đột ngột ở bìu là biểu hiện của bệnh xoắn tinh hoàn. Ảnh minh họa: internet
Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như:
  • Đau đột ngột hoặc dữ dội ở một tinh hoàn.
  • Sưng bìu.
  • Có khối u ở bìu.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Có máu trong tinh dịch.
  • Đau bụng.
  • Xuất hiện khối u bên trong túi bìu.
Xoắn tinh hoàn khi nào cần gặp bác sĩ?
Thời gian đầu, bệnh lý này sẽ gây những khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến hoại tử vì tinh hoàn không được cung cấp đủ máu. Do đó, khi phát hiện xoắn tinh hoàn, nam giới cần thăm khám ngay lập tức.
Trường hợp nên gọi bác sĩ ngay nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
  • Bị đau hoặc sưng tinh hoàn dữ dội đột ngột.
  • Các triệu chứng tinh hoàn bị xoắn quay trở lại sau khi phẫu thuật.
  • Cảm thấy một chỗ u trên tinh hoàn.
  • Bị sốt, chảy máu hoặc đau sau khi phẫu thuật.
3. Nguyên nhân gây xoắn thừng tinh
Nam giới có thể bị xoắn thừng tinh khi đứng, ngủ, ngồi hoặc tập thể dục. Nhiều trường hợp xoắn tinh hoàn còn liên quan đến chấn thương hoặc sự phát triển quá nhanh trong giai đoạn dậy thì.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân xoắn thừng tinh ở nam giới. Nhưng đã xác định được một số yếu tố liên quan khiến nam giới gia tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh. Ảnh minh họa: internet
Thông thường, tinh hoàn không thể di chuyển tự do trong bìu. Vì các mô xung quanh có trách nhiệm cố định tinh hoàn.
Tuy nhiên, những người bị xoắn tinh hoàn sẽ có mô liên kết yếu hơn bìu. Thường các trường hợp này liên quan đến một số dị tật bẩm sinh. Nên khiến tinh hoàn có thể di chuyển tự do và gây khiến dây thừng tinh bị xoắn.
Xoắn tinh hoàn trẻ em do di truyền
Bệnh lý xoắn tinh hoàn có thể di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10% mắc bệnh.
Do đó, nếu trong gia đình có người mắc xoắn thừng tinh hoàn thì bạn cũng nên đi kiểm tra nếu có dấu hiệu nghi ngờ.
Yếu tố nguy cơ gây xoắn tinh hoàn
Ngoài 2 nguyên nhân trên thì một số yếu tố dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn:
  • Tuổi tác: Bệnh có thẩy xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, phổ biến là thiếu niên từ 12 – 18 tuổi. Còn những người trên 30 tuổi rất hiếm bị xoắn.
  • Tinh hoàn đã từng bị xoắn: Nhiều trường hợp thừng tinh hoàn bị xoắn có thể xảy ra và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có nguy cơ tái phát cao.
  • Khí hậu: Bệnh thường có xu hướng xuất hiện vào mùa đông khi tiết trời lạnh. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến tinh hoàn thay đổi vị trí và gây xoắn.
4.Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa và nguy hiểm. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
  • Nhiễm trùng: Nếu tinh hoàn bị tổn thương hoặc chết mà không được loại bỏ có thể dẫn đến hoạt tử và nhiễm trùng, viêm tinh hoàn.
  • Teo tinh hoàn: Trường hợp bệnh nhẹ không được điều trị có thể gây teo tinh hoàn và mất khả năng sản xuất tinh trùng.
  • Mất thẩm mỹ: Xoắn tinh hoàn có thể gây mất một hoặc hai tinh hoàn rất mất thẩm mỹ.
  • Vô sinh: Nếu mất cả 2 tinh hoàn đồng nghĩa với việc nam giới không thể sinh con. Trường hợp mất 1 bên tinh hoàn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.
5. Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn
Biểu hiện của tinh hoàn nam giới bị xoắn khá giống với nhiều bệnh lý khác. Do đó, nam giới cần chủ động trong việc thăm khám để chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh.
Chẩn đoán xoắn tinh hoàn bằng cách nào?
Tinh hoàn bị xoắn là trường hợp cấp cứu nên cần được chẩn đoán sớm.
Trước tiên bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, kiểm tra phản xạ của người bệnh bằng cách chà xát hoặc véo vào mặt trong đùi tinh hoàn bị xoắn. Nếu bình thường thì tinh hoàn sẽ co lại. Còn nếu bị xoắn thì phản xạ sẽ không xảy ra.
Ngoài ra, người bệnh sẽ được làm một số kiểm tra, xét nghiệm để xác định chính xác hơn. Bao gồm các kỹ thuật sau:
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Công thức máu.
  • Siêu âm Doppler màu.
  • Chụp Scan phóng xạ.
6. Điều trị xoắn tinh hoàn bằng cách nào hiệu quả?
Có rất nhiều trường hợp mắc bệnh và tự ý áp dụng cách chữa xoắn tinh hoàn tại nhà. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, vặn xoắn thừng tinh hoàn tại nhà không có hiệu quả. Ngoài ra, có thể khiến bệnh nặng nề hơn, khó chữa trị.
Phương pháp điều trị trong trường hợp này là phẫu thuật giúp hạn chế tổn thương và mất tinh hoàn. Việc tháo xoắn thừng tinh hoàn càng sớm thì khả thành công cao. Cụ thể, tỷ lệ thành công phẫu thuật sẽ diễn ra như sau:
Phẩu thuật điều trị xoắn tinh hoàn. Ảnh minh họa: internet
Phẫu thuật trước 6 giờ, tỷ lệ thành công là 90 – 100%;
Từ trên 6 giờ đến trước 12 giờ, tỷ lệ là 50%;
Từ trên 12 giờ đến 24 giờ, chỉ 10% là cứu được tinh hoàn. Trường hợ này, khả năng cắt bỏ tinh hoàn bị xoắn là rất cao.
Để điều trị, bác sĩ sẽ tháo xoắn dây thừng tinh và khôi phục nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Trước khi phẫu thuật người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật theo các bước sau:
  • Bác sĩ rạch đường nhỏ ở bìu và tháo dây thừng tinh;
  • Tháo dây tinh trùng (nếu có);
  • Khâu tinh hoàn và phần da bìu bên trong đến tránh bệnh tái phát;
  • Khâu vết mổ.
  • Trong trường hợp điều trị muộn, mô tinh hoàn chết, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tinh hoàn để tránh hoại tử. Việc này đồng nghĩa với nam giới sẽ mất khả năng sinh sản.
7. Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật
Sau khi làm phẫu thuật điều trị xoắn tinh hoàn, nếu sức khỏe ổn định người bệnh sẽ được về ngay trong ngày. Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc giảm đau, hoặc thuốc chống nhiễm trùng.
Trong thời gian hồi phục, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
  • Vệ sinh vết mổ bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn 2 lần/ngày.
  • Kiêng hoạt động mạnh cũng như quan hệ trong vài tuần. Đồng thời, nên hạn chế thủ dâm hoặc kích thích dương vật.
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, vitamin và khoáng chất.
  • Nên đi bộ mỗi ngày để tăng lưu lượng máu đến tinh hoàn.
  • Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
  • Nếu xuất hiện các cơn đau cần quay lại cơ sở y tế để kiểm tra.
8. Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn hiệu quả
Để phòng tránh xoắn tinh hoàn, nam giới ần xác định và loại bỏ yếu tố di truyền. Với những trường hợp đã bị xoắn cần cố định bên còn lại để tránh tinh hoàn tự do.
Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách sau để phòng tránh tinh hoàn bị xoắn:
  • Tránh các tư thế nằm nghiêng 1 bên quá lâu, nằm sấp, nằm vặn đùi.
  • Không mặc quần bó sát làm tăng nguy cơ tinh hoàn bị xoắn. Tốt nhất, nên lựa chọn các sản phẩm có chất liệu mềm mại, thông thoáng.
  • Nên tập luyện thường xuyên để tăng lưu thông máu. Tuy nhiên, cần lưu ý tập vừa sức, không nên chạy nhảy liên tục.
  • Không quan hệ tình dục mạnh bạo vì có thể ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn.
  • Không nên tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột hoặc tắm bằng nước lạnh.
  • Không nên ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.
  • Với những trường hợp tự tháo xoắn thì cũng cần theo dõi để tránh tái phát.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe nam khoa để phát hiện bệnh kịp thời.
  • Nếu có triệu chứng bị xoắn tinh hoàn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị xoắn tinh hoàn. Đây là một trường hợp cấp cứu nguy hiểm, do đó, nam giới không nên chần chờ khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Việc điều trị sớm là điều cần thiết giúp hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
9. Biến chứng xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng khẩn cấp và nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp lúc, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như:
  • Nhiễm trùng: Nếu một mô của tinh hoàn chết hoặc tổn thương mà không được loại bỏ, có thể dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng.
  • Mất thẩm mỹ: Xoắn tinh hoàn có thể gây mất một trong hai tinh hoàn và dẫn đến mất thẩm mỹ.
  • Teo tinh hoàn: Xoắn tinh hoàn nhẹ không được điều trị có thể khiến tinh hoàn bị teo lại và mất khả năng sản xuất tinh trùng.
  • Vô sinh: Mất cả hai tinh hoàn sẽ dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, nếu mất một tinh hoàn khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng.
  • Mất tinh hoàn: Nếu không được điều trị trong vòng 24 giờ, nam giới có thể phải cắt bỏ tinh hoàn.
  • Xoắn tinh hoàn là một tình trạng nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất tinh hoàn. Do đó, để tránh các biến chứng có thể xảy ra, hãy đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ tình trạng xoắn tinh hoàn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com
NguồnTổng hợp
Lượt xem11/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng