Bệnh thường gặp

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và cách trị bệnh hen suyễn

Cập nhật247
0
0 0 0
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và cách trị bệnh hen suyễn
Hen phế quản hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.
Đường dẫn khí của người thường và người bị bệnh hen suyễn
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn thường gặp nhất là gì?
Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hen suyễn
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở từng người không giống nhau do cơ địa và thể trạng mỗi người khác nhau. Nhưng có thể tựu chung lại do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Dị ứng với những dị nguyên từ môi trường: khói, bụi, phấn hoa, lông chó     mèo, gián, hóa chất, mùi nặng…
- Dị ứng với thực phẩm: các thức ăn đóng hộp, đồ khô, hải sản.
- Dị ứng với thời tiết.
- Dị ứng một số loại thuốc: aspirin, thuốc cảm, các thuốc giảm đau chống   viêm không steroid (như ibuprofen, naproxen)
- Do các yếu tố bên trong: căng thẳng, stress, hay mắc phải một số bệnh như bệnh dạ dày, ruột, viêm xoang…
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh hen suyễn dễ nhất là gì?
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng, tuy nhiên dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những bệnh nhân bị chẩn đoán hen suyễn. (Xin lưu ý, các triệu chứng dưới đây, chỉ là các biểu hiện lâm sàng bên ngoài, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác).
- Ho mạn tính, dai dẳng: Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, bụi, khói thuốc lá… ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho như bị nhiễm khuẩn xoang mũi hoặc cảm lạnh, nhưng khi triệu chứng ho kéo dài rất có thể là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn. Thêm nữa, khi bạn thường bị đánh thức bởi những cơn ho vào ban đêm do đường thở đột ngột bị thu hẹp thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Thở khò khè: cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn. Đây là âm thanh không khí tạo thành khi không thể đi qua phổi một cách bình thường. Bạn dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh. Đối với một số người tập thể dục trong thời tiết lạnh cũng dễ gây ra phản ứng này. Do đó, để nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời bạn nên theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau.
- Hắng giọng: là hành động cố đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi chúng bị kích thích, nước nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn. Việc có dịch nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Cảm thấy hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ: tiếp đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, có thể bạn đã bị hen suyễn. Ngay cả khi vận động nhẹ cũng khiến bạn hụt hơi, cảm thấy nặng ngực, và phải ngồi xuống nín thở rồi mới có thể tiếp tục hoạt động bình thường, thì bạn có thể đã bị hen suyễn. Lúc này bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi: đôi khi bạn gặp tình trạng thở mệt nhọc, khò khè, nhịp thở không đều và thấy nặng ngực mà không vì lý do gì khiến cơ thể mệt mỏi do không được cung cấp đủ khí oxy. Đây là dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh hen suyễn. Nhiều bệnh nhân hen phế quản thường phàn nàn về tình trạng cơ thể mệt mỏi của mình.
- Kém thích nghi với trời lạnh hơn: Ngay cả cái lạnh lúc nửa đêm hay ban sớm đều ảnh hưởng đến cơ thể bạn, khiến bạn khó thở, ho, sổ mũi, ngạt mũi. Hay bạn thường bị hắt hơi liên tục, cảm, ho, sổ mũi vào 1 thời điểm cố định trong năm (nhất là khi giao mùa hoặc vào mùa đông). Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa bạn dễ cảm lạnh kéo dài, bệnh không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng nhiều biện pháp giải cảm và dùng các loại thuốc cảm khác nhau. Thì không loại trừ bạn đã mắc bệnh hen suyễn.
- Dễ bị dị ứng: bạn có thể bị hen phế quản khi cơ thể bạn dễ bị dị ứng những lúc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết nhất là khi giao mùa hoặc dị ứng với thực phẩm như các món ăn lạ, măng tây, thức ăn có tính nóng, đồ hộp, hải sản…
- Hay bị viêm phế quản khi còn nhỏ: khiến các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích. Việc này có thể làm tăng nguy cơ bạn bị hen suyễn sau này.
- Thường xuyên bị mất giọng: có thể không nằm trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn, nhưng khi dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và đi kèm với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi khám sức khỏe.
Triệu chứng của hen suyễn khác nhau ở từng người và khác nhau tại từng thời điểm ở mỗi người bệnh. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ thì triệu chứng hen suyễn thường không rõ ràng. Cá biệt có những trường hợp mắc hen suyễn dạng ho thì chỉ có một triệu chứng duy nhất là ho mạn tính. Nếu xuất hiện tình trạng ho liên tục trong 8 tuần mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh một cách chính xác xem có mắc hen suyễn dạng ho hay không.
Bệnh  ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.
Dựa vào những triệu chứng bệnh hen suyễn bên trên có thể thấy rằng bệnh  ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Cần tìm ra phương pháp điều trị bệnh hen sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị các thể hen suyễn theo Đông y
Trên lâm sàng Đông y, thường chia làm hai loại: Hen và suyễn. Hen có hen hàn và hen nhiệt; Suyễn có suyễn thực và suyễn hư.
Thể hen hàn (lãnh háo)
Triệu chứng: Do cảm nhiễm ngoại cảm phong hàn hoặc gặp phải các chất lạ do ăn uống, tiếp xúc hoặc gió lạnh... gây ra khó thở khò khè, nằm ngồi không yên, ngực tức, đờm ít, trắng hoặc không có đờm, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm trì.
Phương pháp điều trị: Giải biểu tán hàn, thông lợi phế khí.
Bài thuốc: Tô tử  giáng khí thang: Tô tử 12g, bán hạ 20g, đương quy 20g, hậu phác 16g, tiền hồ 16g, nhục quế 8g, trần bì 8g, cam thảo 8g. Cách dùng: Tô tử giã dập, bán hạ chế, hậu phác cạo bỏ vỏ. Tám vị trên + nước 1.600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
Châm cứu: Châm tả các huyệt phế du, định suyễn, phong long, túc tam lý, thiên đột.
Thể hen nhiệt (nhiệt háo)
Triệu chứng: Do nhiệt uất tích ở trong lại cảm phải phong tà gây ra khó thở khò khè, bứt rứt khó chịu, tức ngực, đờm vàng, rêu lưỡi vàng đục, chất lưỡi đỏ. Mạch sác.
Phương pháp điều trị: Thông lợi phế khí hoá đàm.
chữa bệnh hen suyễn bằng đông y
Bài thuốc: Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả nhân 8g, hoàng cầm 16g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 20g, tô tử 12gam, cam thảo 8g, ma hoàng 12g, bán hạ 16g, khoản đông hoa 8g. Cách dùng: Ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ, tô tử giã dập, bán hạ chế. Chín vị trên + nước 1700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 2 lần.
Châm cứu: châm tả các huyệt định suyễn, khúc trì, túc tam lý, phong long, thiên đột.
Suyễn thực
Triệu chứng: Do phong hàn uất ở trong phế, khí nghịch lên gây suyễn, thở gấp có tiếng rít, há miệng, không nằm được, tức ngực, phải ngồi phục mới thở được. Người mệt mỏi, đờm trắng, suyễn thực bệnh chủ yếu ở phế.
Phương pháp điều trị: Lợi phế, giáng khí, định suyễn.
Bài thuốc: Tam ao thang: Ma hoàng 24g, hạnh nhân 24g, cam thảo 24g. Cách dùng: Ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ. Các vị trên + nước 900ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Uống ấm chia đều 2 lần, lần 1 uống nếu sau 30 phút suyễn thở hết hoặc giảm 7- 8 phần; thuốc còn lại chia đều 2 lần uống trong ngày. Nếu lần 1 uống sau 2 giờ suyễn chưa cắt uống hết phần còn lại.
Châm cứu: Châm tả các huyệt định suyễn, thiên đột, phong long, túc tam lý.
Suyễn hư
Triệu chứng: Cơn suyễn ngắn yếu, người rất mệt, hụt hơi, nói phều phào, tinh thần yếu đuối, vận động mạnh cơn suyễn tăng. Bệnh nặng thì hai mu chân sưng, người ớn lạnh. Mạch vi tế. Suyễn hư bệnh chủ yếu ở thận và phế.
Phương pháp điều trị: Nếu thiên về phế hư: Bổ khí sinh tân.
Bài thuốc: Sinh mạch tán: Nhân sâm 12g, mạch môn 48g, ngũ vị 12g. Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi. Ba vị trên + nước 1.400ml + sinh khương 3 nhát, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
Châm cứu: Châm bổ, ôn châm chiên trung, túc tam lý, tam âm giao, phế du.
- Nếu thiên về thận hư: Bổ hoả trợ dương.
Bài thuốc: Kim quỹ thận khí gia giảm: Hoài sơn 16g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, đan bì 12g, bạch linh 12g, thục địa 32g, hắc phụ tử 4g, quế chi 4g, mạch môn 12g, sinh khương trấp 3 giọt. Cách bào chế: Mạch môn bỏ lõi. Chín vị trên (trừ sinh khương trấp) + nước 1.700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, hoà sinh khương trấp khuấy đều. Cách dùng: Uống ấm chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.
Châm cứu: Châm bổ: phế du, thận du. Ôn châm mệnh môn, phục lưu.
Phòng bệnh:
Tránh gió lạnh và khi thời tiết thay đổi, buổi sáng khi mới ngủ dậy không ra ngoài trời sớm, không uống nước lạnh, giữ ấm cổ. Kiêng không ăn các thức ăn lạ, thịt chó, thịt trâu, thức ăn sống lành, ăn đủ chất dinh dưỡng. Vận động nhẹ nhàng; Nghỉ ngơi, luyện tập đều đặn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Nguồnsuckhoedoisong.vn
Lượt xem03/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng