Bệnh thường gặp

Những lưu ý ở bệnh nhân mắc vẩy nến

Cập nhật625
0
0 0 0
Những lưu ý ở bệnh nhân mắc vẩy nến
Vẩy nến là một bệnh da mạn tính rất thường gặp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, song có thể điều trị để kiểm soát triệu chứng bệnh.

Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh lý về da liễu mãn tính xảy ra khá phổ biến, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng không phân biệt về tuổi tác và giới tính. Đây là tình trạng hệ miễn dịch bên trong cơ thể bị rối loạn, các tế bào miễn dịch lympho T có sự nhầm lẫn và tấn công vào các cơ quan bên trong cơ thể gây bệnh. Lúc này các tế bào da sẽ tăng sinh quá mức, tích tụ lại và tạo thành lớp vảy trên bề mặt da. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
Thông thường, các trường hợp mắc bệnh đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên triệu chứng của bệnh sẽ khiến bề mặt da bị mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp vảy nến phát triển lan rộng ra toàn thân rất nguy hiểm và gây khó khăn trong việc điều trị. Tùy thuộc vào tổn thương trên da do bệnh gây ra mà vy nến được y học chia thành các dạng sau đây:
  • Vảy nến thể mảng bám: Đây là thể bệnh xảy ra phổ biến nhất với các triệu chứng đặc trưng như khô da, đỏ da, xuất hiện vảy dễ bong tróc. Thể bệnh này có thể gây tổn thương tại bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
  • Vảy nến thể tròn: Đây là thể bệnh rất hiếm gặp với triệu chứng đặc trưng là vùng da tổn thương sẽ có hình tròn với nhiều kích thước khác nhau.
  • Vảy nến thể mủ: Đây là thể bệnh vảy nến rất nghiêm trọng, lúc này vùng da tổn thương sẽ xuất hiện các nốt mụn mủ màu đỏ trên da và dễ vỡ.
  • Vảy nến thể đốm: Bệnh thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, vùng da tổn thương sẽ lan rộng khắp cơ thể và xuất hiện các lớp vảy nhỏ màu đỏ.
  • Vảy nến thể nghịch: Bệnh thường phát triển ở những vùng da có nếp gấp trên cơ thể, lúc này vùng da tổn thương sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của bệnh vẩy nến vẫn chưa được rõ ràng, tuy nhiên có thể cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gene và rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Bệnh có xu hướng di truyền, nhưng không phải người nào mắc bệnh này cũng đều có người thân trong gia đình bị bệnh. Dưới đây là một số yếu tố bên ngoài làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh nặng thêm bạn cần phải lưu ý:
  • Di truyền: Theo số liệu thống kê của y học có đến 1/3 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến do di truyền. Các gen gây bệnh sẽ nằm trên bộ nhiễm sắc thể số 6 và rất dễ bị kích hoạt gây bệnh do nhiều yếu tố khác nhau như chấn thương cơ học, căng thẳng thần kinh,…
  • Nhiễm khuẩn: Cơ thể bị nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm trùng Strep,… cũng là một trong những tác nhân gai tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến thể giọt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát khi cơ thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản, viêm amidan, mắc các bệnh lý ngoài da,…
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ khiến cơ thể tiết ra các hoạt chất sinh học thúc thúc đẩy quá trình tăng sinh và gây ra bệnh vẩy nến. Một số nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu là mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, suy gan thận, mắc bệnh truyền nhiễm HIV,…
  • Căng thẳng, stress: Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Khi người bệnh ở trong trạng thái lo lắng quá mức hoặc stress kéo dài sẽ gây kích thích và hình thành bệnh.
Căng thẳng kéo dài là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến
  • Dùng chất kích thích: Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao hơn bình thường. Đồng thời, thói quen này cũng sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh: Vẩy nến cũng có thể kích thích khởi phát khi bạn sử dụng một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh như Lithium, thuốc cao huyết áp, thuốc chống sốt rét, thuốc tim mạch,…
  • Các yếu tố khác: Ngoài những yếu tố kích hoạt bệnh khởi phát phổ biến ở trên thì vẩy nến cũng có thể xảy ra khi gặp một số yếu tố khác như chấn thương da do côn trùng cắn, dị ứng thực phẩm, thời tiết mùa đông hanh khô, béo phì, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, hiện tượng Kobner…
Vảy nến là bệnh lý không thể điều trị khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị hiện nay có mục đích chính là kiểm soát triệu chứng của bệnh và ngăn chặn các yếu tố kích hoạt bệnh. Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Bệnh có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mảng đỏ trên da, bong vẩy khô, màu trắng hoặc đục, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường gặp ở trên thân mình, tay chân, da đầu,... những vùng da thường xuyên bị cọ sát. Ở trẻ em cũng thường gặp vẩy nến thể giọt với biểu hiện trên da là các sẩn đỏ hình giọt nước rải rác, thường xuất hiện sau một bệnh nhiễm trùng mũi họng hoặc có thể sau tiêm vắc-xin. Ngoài các biểu hiện trên da, bệnh vẩy nến có thể biểu hiện sưng và đau khớp (viêm khớp), nhưng ít phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn và biểu hiện ở móng như dày sừng dưới móng, tách móng, vàng móng, móng xù xì, rỗ móng...
Tổn thương trên da ở bệnh nhân vẩy nến.
Sẹo vẩy nến hình thành như thế nào?
Bệnh vẩy nến trải qua 3 thời kỳ bùng phát, thuyên giảm, ổn định. Sau khi bùng phát, sự đổi về màu da thường kéo dài trong một thời gian. Sự đổi màu này không phải là một vết sẹo mà là sự thay đổi sắc tố sau viêm.
Nếu việc điều trị hiệu quả, bệnh vẩy nến không có khả năng gây ra sẹo. Tuy nhiên, sẹo có thể hình thành khi người bệnh gãi gây tổn thương vùng da vẩy nến. Sẹo thường không dẫn đến các biến chứng, nhưng có thể khiến bệnh nhân mặc cảm và không tự tin vào vẻ bề ngoài của mình. Sẹo vẩy nến hình thành trên da đầu có thể dẫn đến rụng tóc. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Chuyên gia cho biết, vảy nến là bệnh lý không có khả năng lây nhiễm và ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đây là bệnh lý mãn tính nên rất khó khăn trong việc điều trị dứt điểm, bệnh có thể tái phát trở lại nếu người bệnh có chế độ sinh hoạt và điều trị không khoa học. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tuân thủ theo đúng với phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra để có thể mang lại hiệu quả tối ưu.
Ở những trường hợp vẩy nến không được điều trị đúng cách khiến bệnh chuyển biến nặng sẽ gây ra một số bệnh lý toàn thân rất nguy hiểm mà người bệnh cần phải hết sức lưu ý là:
  • Biến chứng lên thận: Bệnh vảy nến nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến thận, gây suy thận và hư thận. Bên cạnh đó, nếu người bệnh tự ý kê đơn thuốc điều trị bệnh dẫn đến quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Tim mạch và huyết áp: Bệnh vảy nến có tác động xấu đến chức năng của hệ tim mạch và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh đó, một số loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…
  • Rối loạn chuyển hóa: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, khi mắc bệnh vẩy nến người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các chứng như béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid.
  • Tiểu đường tuyp 2: Bệnh vẩy nến nếu tiến triển ở mức độ trung bình hoặc mức độ nặng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao.
  • Tâm lý: Vẩy nến gây tổn thương đến bề mặt da gây mất thẩm mỹ, tác động xấu đến tâm lý người bệnh và khiến họ luôn cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người khác.
Bệnh vảy nến gây mất thẩm mỹ trên bề mặt da, tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh
Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến. Các phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra thường có công dụng chính là giảm viêm, ngăn ngừa quá trình thúc đẩy tăng sinh tế bào để ổn định bệnh giúp hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn. Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Phải làm gì?
Vẩy nến là một bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể kiểm soát được. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng. Các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc bôi tại chỗ. Trường hợp vẩy nến nặng hơn (những tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiều tổn thương), có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc đường toàn thân. Trong một số trường hợp, quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB, laser) cũng được áp dụng điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến.
Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh vẩy nến. Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, trong đó nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,... hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. 
Ngoài ra, có thể trị vảy nến bằng mẹo dân gian
Điều trị vảy nến bằng các mẹo dân gian là phương pháp rất an toàn và được nhiều người áp dụng tại nhà. Thành phần hoạt chất bên trong thảo dược sẽ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra và ngăn ngừa tổn thương chuyển biến nặng. Với nguồn nguyên liệu chính sử dụng để điều trị bệnh là các loại thảo dược dễ kiếm quanh nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị.
– Chữa vảy nến bằng lá trầu không
Lấy 10 gram lá trầu không đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài.
Cho lá trầu không vào nồi cùng với 2 lít nước, bắc nồi lên bếp đun sôi.
Đun trong khoảng 20 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu cho nguội bớt.
Sử dụng lượng nước trên để ngâm và vệ sinh vùng da bị tổn thương khoảng 20 phút.
Áp dụng cách này đều đặn 2 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục 2 tuần sẽ thấy hiệu quả mang lại.
Sử dụng lá trầu không điều trị vảy nến là mẹo dân gian rất an toàn
Sử dụng lá trầu không điều trị vảy nến là mẹo dân gian rất an toàn
– Chữa vảy nến bằng cây vòi voi
Chuẩn bị một nắm lá vòi voi và một nắm quả ké rồi đem đi rửa sạch.
Cho hai nguyên liệu trên vào nồi đun sôi với nước rồi sử dụng để vệ sinh vùng da bị tổn thương.
Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn trong khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả mang lại.
Khi sử dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh vảy nến người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải vệ sinh nguyên liệu thật sạch trước khi sử dụng điều trị bệnh để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo là hạn chế các đợt bùng phát, đồng thời kiểm soát các triệu chứng khi đợt bùng phát xảy ra. Một số biện pháp phòng ngừa như: kiểm soát các yếu tố kích ứng - nếu tình trạng căng thẳng, các loại thực phẩm hoặc hút thuốc lá có thể kích hoạt đợt bùng phát mới, hãy cố gắng tránh các yếu tố này. Ngoài ra, việc tập thể dục như vận động nhẹ, yoga, thiền có thể giúp giảm căng thẳng. Tránh gãi vì các tổn thương da do trầy xước có thể khiến mô sẹo hình thành. Sử dụng kem và thuốc mỡ được bác sĩ khuyến nghị có thể giúp giảm ngứa và các khó chịu khác. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài ngay cả khi trời không nắng. Ngoài ra, cần lưu ý một số loại thuốc như retinoids có thể làm tăng nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Lưu ý: Bệnh nhân vẩy nến không được tự ý dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc Đông y, gia truyền, thuốc chứa thành phần corticoid), tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và thường xuyên đến tái khám theo hẹn.    
Nguồnsuckhoedoisong.vn
Lượt xem03/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng