Bệnh thường gặp

Đau bụng kinh kéo dài nguy hiểm như thế nào?

Cập nhật509
0
0 0 0
Đau bụng kinh kéo dài nguy hiểm như thế nào?
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi đến kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau kéo dài, quằn quại có thể kèm theo sốt, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu,… khiến chị em khó chịu và mệt mỏi. Theo các chuyên gia, đau bụng kinh kéo dài có thể cảnh báo cơ thể người phụ nữ đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm.
Đau bụng kinh cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn 
Nhận biết cơn đau bụng kinh
Theo thống kê, có khoảng 50 - 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp phải tình trạng đau bụng kinh kéo dài. Những triệu chứng phổ biến bao gồm:
  • Đau dữ dội ở vùng bụng dưới.
  • Cơn đau có thể bắt đầu từ 1 - 3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, đỉnh điểm nhất là 24 giờ sau khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu và sẽ giảm dần sau 2 - 3 ngày.
  • Cơn đau lan tỏa đến vùng dưới lưng và đùi.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh kéo dài
Đau bụng kinh ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống của các chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau bụng kinh được chia thành 2 loại:
 - Đau bụng kinh nguyên phát: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, hàm lượng prostaglandin trong máu (yếu tố gây viêm và đau) tăng lên, tử cung phải tăng cường co bóp để đẩy máu kinh và các tế bào niêm mạc tử cung ra ngoài gây đau bụng kinh kéo dài. Thông thường đau bụng kinh do nguyên nhân này sẽ có khuynh hướng cải thiện theo độ tuổi, sau khi kết hôn, sinh con.
 - Đau bụng kinh thứ phát: Đây là tình trạng đau bụng kinh do cơ thể chị em phụ nữ tiềm ẩn nhiều bệnh lý, cụ thể:
  • U xơ tử cung: Khối u lành tính xuất hiện có thể gây áp lực lên tử cung, từ đó dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Nếu ở độ tuổi sinh sản mà chị em bị bệnh lý này sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Đau vùng bụng dưới, vùng chậu dữ dội, ra nhiều máu trong kỳ kinh, tiểu rắt, tiểu bí, táo bón, đại tiện ra máu, thậm chí có thể gây suy thận.
  • Viêm vòi trứng: Viêm vòi trứng ảnh hưởng đến khung xương chậu của nữ giới nên trước và trong kỳ kinh chị em sẽ bị đau bụng. Ngoài ra, khi mắc viêm vòi trứng chị em còn gặp các triệu chứng khác như kinh nguyệt không đều, khí hư có màu vàng, sốt, chóng mặt, buồn nôn,…
  • Đau bụng kinh có thể là biểu hiện của viêm vòi trứng 
  • Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung có kích thước hẹp hơn so với bình thường sẽ khiến việc lưu thông máu trở nên khó khăn trong kỳ kinh. Theo đó, hầu hết chị em mắc bệnh này phải chịu những cơn đau bụng kinh từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Ung thư cổ tử cung: Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung chưa có biểu hiện rõ ràng. Khi các tế bào ung thư phát triển mạnh thì sẽ gây ra những triệu chứng như đau bụng kinh dữ dội, đau vùng chậu, vùng dưới rốn, tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi giao hợp.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đa số các trường hợp lạc nội mạc tử cung được phát hiện ra ở vùng chậu: Trong cơ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, ở đường tiêu hoá dưới hoặc bàng quang. Các mô nội mạc “đi lạc” này vẫn phát triển khi tới chu kỳ, gây sưng, viêm, chảy máu tại vị trí đó, và hệ quả là làm xuất hiện những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt.

Mặc dù có rất nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây đau bụng kinh kéo dài, tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chúng đều xuất phát từ những cơ chế gây đau của cơ thể đó là:

- Đau bụng kinh do cơ chế thụ cảm thể: Bình thường tại niêm mạc, mạch máu, cơ tử cung tồn tại rất nhiều các thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau cho não bộ. Khi có bất kỳ tổn thương hay chèn ép nào gây ảnh hưởng đến các cơ quan này sẽ kích thích thụ cảm thể tại đây thực hiện nhiệm vụ đó, khiến não bộ nhận được cảm giác đau và thông báo cơn đau cho cơ thể.

- Đau bụng kinh do thay đổi môi trường acid ngoại bào: Ngoài nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội do thụ cảm thể, bình thường, các cơ quan nêu trên đều được duy trì hoạt động ở mức pH nhất định. Khi mắc các bệnh lý viêm nhiễm làm acid hóa môi trường ngoại bào sẽ là một trong những tác nhân gây đau bụng kinh kéo dài.
Phương pháp giảm đau bụng kinh kéo dài
Trên thực tế, tình trạng đau bụng kinh dù là nguyên phát hay thứ phát cũng ít nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc và cảm xúc của người mắc. Đặc biệt những cơn đau bụng kinh kéo dài, dữ dội có thể làm gián đoạn công việc, khiến họ mất tự tin khi gặp mọi người, tâm lý sợ hãi mỗi khi kỳ kinh đến,… Nếu cơn đau bụng kinh dữ dội xuất phát từ những bệnh lý phụ khoa có thể cản trở quá trình rụng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, tùy từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có phương pháp cải thiện phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm khắc phục sớm đó là giảm đau cho người mắc. Hiện nay, có 2 hướng chính để khắc phục tình trạng này đó là:
Xử lý tại nhà
Một số chị em lựa chọn các phương pháp giảm đau bụng kinh tại nhà như:
  • Chườm ấm lên vùng xương chậu hoặc lưng.
  • Massage vùng bụng.
  • Tập thể dục thường xuyên. Cơn đau bụng kinh có thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi thư giãn hoặc tập yoga, thiền định…
  • Bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn khoa học, nhiều rau xanh trái cây.
Xử lý bằng y tế
Nhiều chị em khi bị đau bụng kinh thường tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng này. Mặc dù giúp chị em cải thiện được cơn đau nhưng về lâu dài có thể gây nhờn thuốc, phản tác dụng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, các phương pháp giảm đau bụng kinh hiện nay chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời, chưa tác động toàn diện vào 2 nguyên nhân kể trên. Do đó, cứ mỗi khi đến kỳ kinh là tình trạng đau lại “gõ cửa ghé thăm”, khiến chị em chán nản và thực sự mệt mỏi. Do đó, vấn đề đặt ra là cần có giải pháp toàn diện, tác động vào 2 nguyên nhân trên, đồng thời đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người dùng. Đây cũng chính là lý do tại sao các nhà khoa học đề cao tầm quan trọng của y học cổ truyền, nhất là các vị thuốc được lưu truyền hàng ngàn năm nay, trong đó có giải pháp giảm đau bụng kinh từ chiết xuất vỏ cây liễu, cao sơn đậu căn, cao tô mộc,...
Có nên dùng thuốc giảm đau trị đau bụng kinh?
Sử dụng thuốc giảm đau để giảm đau bụng trong kỳ kinh có thể mang đến những tác dụng tạm thời nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Trước hết cần phải biết nguyên nhân gây đau bụng trong kỳ kinh chủ yếu là do sự ngưng cung cấp oxy tạm thời cho tử cung, các cơ trong tử cung bị co lại đột ngột dẫn đến việc chèn ép các mạch máu xung quanh.
Có nhiều loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Những thuốc này được cho là tạm dừng sản sinh prostaglandin, một loại hormon quan trọng sản sinh trong kỳ kinh có thể gây co rút. Loại hormon này giúp thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể. Vì vậy ức chế chúng thường xuyên có thể gây ra nhiều bệnh.
- Nhược điểm của thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có rất nhiều tác dụng phụ như gây tổn thương gan, rối loạn kỳ kinh, tiêu chảy, buồn nôn, các vấn đề dạ dày. Một số thuốc giảm đau có thể khiến cơn đau trở nên tồi tệ nếu không được chẩn đoán thích hợp. Nếu dùng thuốc giảm đau thường xuyên bạn có thể trở nên nghiện thuốc. Một trong những vấn đề nghiêm trọng phụ nữ có thể gặp phải khi dùng thuốc giảm đau thường xuyên là bệnh Alzheimer.
Do vậy hãy sử dụng những cách an toàn hơn để giảm đau như những cách dưới đây:
  • Chuyển sang chế độ ăn ít chất béo
  • Chế độ ăn ít chất béo không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn giúp giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tăng cường các chế phẩm bổ sung
  • Nghiên cứu chỉ ra rằng cách tự nhiên để giảm đau là bổ sung các loại vitamin như B1, D3 và magiê.
  • Làm ấm vùng bụng
  • Đây là một cách hiệu quả để giảm đau bụng kinh. Đặt một túi chườm nóng lên bụng hoặc đặt dưới thắt lưng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
  • Tập kéo giãn
  • Một số bài tập yoga và tập kéo giãn giúp giảm đau tốt.
  • Mát xa với tinh dầu, các loại tinh dầu như dầu oải hương, dầu cây bách có tác dụng giảm đau.
  • Dùng trà thảo mộc, các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà quế có thể làm dịu cảm giác đau.
Tuy nhiên, nếu tất cả những cách trên không giúp cho tình trạng của bạn được cải thiện hơn. Bạn có thể cần đi khám vì một số tình trạng bất thường như u xơ, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm khung chậu có thể gây đau đớn trong kỳ kinh.
Giải pháp nào khi đau bụng kinh?
Ðau bụng kinh (thống kinh) là tình trạng đau quặn ở vùng bụng dưới xảy ra ở một số phụ nữ vào ngay trước hoặc trong thời gian hành kinh. Bệnh hay gặp ở trẻ gái khi bắt đầu bước vào tuổi có kinh nguyệt.
Thống kê độ tuổi hay bị đau bụng kinh là từ 15 - 25 tuổi, đặc biệt trầm trọng ở thời kỳ 3 năm đầu tiên khi bắt đầu có kinh. Cảm giác đau đớn khi sắp hoặc đang xảy ra kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến học tập, khiến các em phải nghỉ học, thậm chí cản trở các sinh hoạt bình thường khác. Đối với một số phụ nữ đã có gia đình, tình trạng này cũng có thể xảy ra có liên quan đến việc đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung.
Tuy nhiên, cũng có một số phụ nữ vẫn bị đau bụng kinh ngay cả khi đã có gia đình, có con, có liên quan đến những bệnh phụ nữ khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung... Hội chứng đau bụng kinh có nguyên nhân được cho là do mức độ sản xuất prostaglandin tăng cao dẫn đến tăng co bóp tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây ra đau bụng âm ỉ cho phụ nữ khi sắp hoặc đang có kinh nguyệt.
Các thuốc hay dùng khi bị đau bụng kinh
  • Paracetamol: Vì đây là một tình trạng đau, đôi khi kèm theo co thắt nên nhóm thuốc đầu bảng là các thuốc giảm đau và chống co thắt. Khi bị đau bụng kinh, có thể dùng ngay thuốc paracetamol như một lựa chọn đầu tiên vì thuốc này khá an toàn, không gây nghiện và làm giảm đau nhanh trong vài giờ. Nên lựa chọn các dạng bào chế dễ uống như viên sủi bọt hoặc gói thuốc bột để pha uống. Nếu đau nặng và kéo dài, có thể dùng dạng kết hợp giảm đau paracetamol và ibuprofen có bán với rất nhiều tên thương mại trên thị trường. Tuy nhiên, không nên lạm dụng paracetamol hoặc dùng liều cao vì dễ gây tổn thương tế bào gan không hồi phục. Đặc biệt, hiện nay, trên thị trường, paracetamol có rất nhiều biệt dược, vì vậy, người bệnh dễ sử dụng quá liều do việc dùng nhiều loại thuốc khác nhau có cùng thành phần.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Hay dùng các thuốc như aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen, indometacin, ketoprofen, piroxicam, meloxicam... Đây là nhóm thuốc cũng rất hay dùng để giảm đau trong đau bụng kinh vì các thuốc kể trên có tác dụng ức chế enzym prostaglandin - chất được cho là nguyên nhân khởi phát gây đau bụng khi có kinh. Một số hãng dược đã bào chế những sản phẩm với công thức riêng để giảm đau bụng kinh có hiệu quả mặc dù các thuốc này còn có thể dùng trong nhiều bệnh khác nữa. Đây cũng là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng đường tiêu hóa, gây loét dạ dày, ù tai... Vì vậy, không nên lạm dụng và phải dùng có liều lượng, tuân thủ cách dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn đáng tiếc. Hiện nay, nhóm NSAID ức chế chọn lọc COX-2 cũng hay được dùng như celecoxib, parecoxib, etoricoxib... trong điều trị đau cho phụ nữ khi có kinh nguyệt.
  • Các thuốc chống co thắt: Thường dùng nhất phải kể đến alverine hay drotaverine (no-spa) và nhiều chất kháng cùng nhóm. Các thuốc chống co thắt có tác dụng tốt đặc biệt trong những trường hợp đau quặn bụng kèm co thắt. Các thuốc này cũng có thể gây ra những tác dụng ngoại ý như khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh và bí tiểu... nhưng thường nhẹ.
  • Các nội tiết tố như oestrogen và progesterone đôi khi cũng được chọn lựa như các dạng thuốc uống ngừa thai với mục đích để giảm đau do kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh kéo dài... Tuy nhiên, cần xem xét kỹ và tùy theo đối tượng, độ tuổi để sử dụng có hiệu quả giảm đau và an toàn nhất, có cân nhắc cả những ảnh hưởng sau này của thuốc nội tiết tố đối với người sử dụng.
  • Các thuốc hỗ trợ: Đôi khi tình trạng đau bụng kinh có ảnh hưởng bởi tâm lý và chỉ đau nhẹ, thoáng qua, không kéo dài, nhất là ở trẻ gái mới lớn nên việc dùng thuốc cần chọn lựa loại an toàn và ít tác dụng phụ nhất. Có thể dùng các thuốc hỗ trợ phối hợp vitamin và chất khoáng, chất bổ sung canxi, các vitamin nhóm B, một số thực phẩm chức năng phù hợp.
Các biện pháp không dùng thuốc
  • Dùng các biện pháp vật lý như túi chườm nóng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Có thể massage, thiền hoặc yoga theo hướng dẫn để ngăn ngừa cơn đau bụng kinh.
  • Chú ý chế độ ăn có nhiều sắt, bổ sung canxi, ăn uống đầy đủ chất và điều độ, tránh học tập rèn luyện quá mức, đi xe đạp hay chạy nhảy nhiều...
  • Trẻ gái vào tuổi có kinh cần được tư vấn và quan tâm tình cảm gia đình để giúp các em phòng tránh những tác động xấu về tâm lý góp phần hạn chế những cơn đau của tuổi mới lớn.
Nguồnsuckhoedoisong.vn
Lượt xem03/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng