Bệnh thường gặp

Chóng mặt, mất thăng bằng: Chị em cần cảnh giác với rối loạn tiền đình

Cập nhật295
0
0 0 0
Chóng mặt, mất thăng bằng: Chị em cần cảnh giác với rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình rất hay tái phát. Mỗi lần tiền đình “nổi loạn” thì cơ thể như một con tàu mất đi la bàn. Các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn ập đến ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Làm thế nào để chấm dứt tình trạng này?
Điều gì xảy ra nếu tiền đình “nổi loạn”?
Mỗi lần sử dụng smartphone để chơi game hoặc xem phim bạn có để ý thấy rằng, nếu đặt điện thoại nằm ngang máy sẽ tự chuyển màn hình xoay theo chiều tương ứng? Điều này là nhờ cảm biến chuyển động để máy luôn hiển thị “thăng bằng” theo từng động tác của chúng ta.
Tương tự, trong cơ thể của mỗi chúng ta cũng đều có một con “cảm biến” như thế, y học gọi nó là “tiền đình”. Đây là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng cơ thể, nó “rối loạn” nghĩa là cơ thể mất thăng bằng. Đó là nguyên do khiến bạn phải thường xuyên đối mặt với các cơn chóng mặt, quay cuồng kèm theo buồn nôn, nôn, mất thăng bằng, ù tai… Những biểu hiện này có thể kéo dài từ 4 giờ đồng hồ đến cả ngày trời, thậm chí hàng tuần ròng rã không dứt.
Áp lực cuộc sống, công việc, gia đình như “hòn đá tảng” khiến phụ nữ dễ bị stress, nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn (Ảnh minh họa) 
Hãy thử tưởng tượng, với những triệu chứng trầm trọng như vậy, liệu ai có đủ khả năng để thực hiện những hoạt động thường ngày, mặc dù rất đơn giản như đi lại, nấu ăn, chơi thể thao..., chưa kể đến các công việc đặc biệt yêu cầu nhiều chất xám hay cần có sự tập trung cao độ? Và nếu như đang tham gia giao thông hay điều khiển máy móc mà chứng bệnh này phát tác thì nguy hiểm khôn lường, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Ai dễ bị rối loạn tiền đình?
Trước đây, rối loạn tiền đình thường gặp ở người lớn tuổi, đến mức cứ nghe “chóng mặt, choáng váng” thì chúng ta mặc định xem đó là “bệnh người già”. 
Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn đau tiền đình. Những người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do rối loạn ở hệ thống tiền đình chiếm khoảng 50%. Nguy hiểm hơn khi từ những năm 70 trở lại đây, hơn một 1/2 số ca tử vong do tai nạn ở người già là do các vấn đề liên quan đến ngã do chóng mặt và mất cân bằng. 
Nhiều năm trở lại đây nó đang dần trẻ hóa, nhất là ở giới văn phòng. Một phần nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do bia rượu và quan trọng là do stress - chúng ta có quá nhiều điều lo nghĩ và người trẻ luôn năng động nhưng lại quên đi cơ thể cần nghỉ ngơi, thư giãn và luyện tập nhẹ nhàng…

Đặc biệt, rối loạn tiền đình “mê” phụ nữ hơn đàn ông. Chị em càng yếu tâm lý, hay hoảng hốt, lo sợ lại càng là “miếng mồi ngon” của tình trạng này, trong khi nam giới có tâm lý vững vàng hơn nên ít bị bệnh hơn. Ngoài ra, mỗi lần có kinh nguyệt phụ nữ cũng dễ bị rối loạn tiền đình với triệu chứng chủ yếu là chóng mặt.
Điều trị rối loạn tiền đình: Dễ mà hóa khó!
Ngày nay, phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình chủ yếu phải dựa vào lâm sàng - tính chất cơn chóng mặt, ngoài ra phải khám về những triệu chứng của thần kinh. Nếu có triệu chứng của thần kinh khu trú thì phải làm các xét nghiệm liên quan như chụp cắt lớp sọ não, cộng hưởng từ sọ não, chụp cột sống cổ, nếu người bệnh có dấu hiệu như liệt hoặc có liệt dây thần kinh sọ, rung giật nhãn cầu thì phải kiểm tra những triệu chứng khu trú của hệ thần kinh. 
Dựa trên bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp với người bệnh, từ thay đổi lối sống cho đến điều trị bằng thuốc và cuối cùng là phẫu thuật. 
Trong đó, liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình là phương pháp áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt. Các bài tập này là được thiết kế và xây dựng để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình. Việc tập luyện này cũng giúp giảm bớt căng thẳng cũng như tăng cường vận động giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn não.
Với các bài tập yoga, không khí sẽ được đưa vào bên trong cơ thể đi đến não bộ giúp lượng ôxy có thể lưu thông đến các bộ phận khác bên trong cơ thể để điều hòa các hoạt động của não bộ trở nên bình thường trở lại. Từ đó giúp khắc phục được nhanh các triệu chứng của rối loạn tiền đình. 
Mặt khác, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tốt nhất nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo động vật vì sử dụng quá nhiều chất béo có thể khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tránh những đồ uống có chứa chất kích thích như cafein, rượu, bia. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như rau quả tươi và thịt, giàu magie như các loại đậu, rau lá xanh; thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như niacin, kali và vitamin B.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cần dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh phụ thuộc vào rối loạn chức năng tiền đình là đang ở giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (kéo dài liên tục).
Thông thường, trong giai đoạn cấp tính có thể sử dụng thuốc chống chóng mặt như: nhóm thuốc giảm triệu chứng chóng mặt … dùng theo chỉ định của bác sĩ. Song song đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên như bạch quả, đinh lăng được ứng dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo uy tín để hỗ trợ điều trị, tác động vào căn nguyên để ngăn bệnh tái phát, lại an toàn khi dùng thường xuyên, lâu dài.
Thực tế, rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi nhưng điều này sẽ rất khó khăn, dễ tái phát nếu không thay đổi thói quen sinh hoạt, ví như cơ thể đã hỏng bộ phận thì chỉ còn cách sử dụng cẩn thận hơn chứ không thể “thay mới” như máy móc. Vì thế, cần lưu ý rằng khi thay đổi tư thế phải hết sức nhẹ nhàng, không ngồi xuống - đứng dậy đột ngột. 

Buổi sáng khi thức dậy, không nên bước ngay ra khỏi giường, nên nằm thêm 3-5 phút dùng tay xoa mặt, xoa ngực cho ấm rồi nhẹ nhàng ngồi dậy. Với người lớn tuổi, khi vệ sinh cá nhân thì nên dùng nước ấm, rửa tay trước, rửa mặt sau. Một yếu tố rất quan trọng cần nhớ là phải uống đủ nước. Thiếu nước là nguyên nhân gây ra hàng vạn bệnh tật, trong đó có rối loạn tiền đình.
Nguồnsuckhoedoisong.vn
Lượt xem03/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng