Bệnh thường gặp

Cách chữa bệnh trĩ ngoại và nội khác nhau như thế nào?

Cập nhật314
0
0 0 0
Cách chữa bệnh trĩ ngoại và nội khác nhau như thế nào?
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện này có thể gặp phải ở độ tuổi từ 45 - 60 và có thể nhỏ hơn. Căn bệnh này nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến bệnh ung thư trực tràng.
Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Ảnh minh họa: internet
Bệnh trĩ với nhiều loại khác nhau, cách chữa bệnh trĩ ngoại và trĩ nội cũng khác nhau. Vì thế, chúng ta cần phân biệt đúng để có cách chữa bệnh trĩ phù hợp.
1. Bệnh trĩ là gì? Phân loại bệnh trĩ
- Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom (theo cách gọi của dân gian), đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. 
- Căn bệnh này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu trực tràng và nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của người mắc phải.
- Bệnh trĩ thường xuất hiện ở các đối tượng có độ tuổi từ 45 - 60. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hoá bởi vì những người trẻ đang trong độ tuổi từ 25 - 30 có nguy cơ mắc bệnh khá cao mà nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống thiếu khoa học và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý.
Hình ảnh bệnh trĩ nội (trái) và bệnh trĩ ngoại (phải). Ảnh minh họa: internet
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ để phân loại bệnh trĩ thành nhiều loại khác nhau. Nhìn chung, bệnh trĩ được phân thành hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, cụ thể như sau:
- Trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn. Ở những thời gian đầu khởi phát thường không gây ra quá nhiều đau đớn cho người mắc phải và không thể quan sát bằng mắt thường, chỉ nhận biết khi bệnh lý trở nặng hoặc tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ khác nhau:
  • Cấp độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn. Có hiện tượng đau rát khi đi vệ sinh, kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy nhẹ.
  • Cấp độ 2: Người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu nhiều hơn ở giai đoạn 1, đi cầu ra máu nhiều hơn. Đặc biệt là có cục thịt nhỏ lồi ra ngoài ống hậu môn khi cố gắng gồng mình khi đi cầu.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn và không có khả năng co lên, người bệnh phải dùng tay để đẩy vào bên trong. Tình trạng đau đớn có thể tăng cao, đặc biệt là khi đi cầu hoặc ngồi trên ghế.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài và không để đẩy vào bên trong ống hậu môn. Người bệnh luôn phải hứng chịu những cảm giác đau đớn và tình trạng chảy máu luôn xảy ra ngay cả khi bạn đứng hoặc ngồi.
Cách chữa bệnh trĩ nội
Cách chữa bệnh trĩ nội: thay đổi lối sống, các phương pháp can thiệp nội khoa, điều trị bằng thuốc và điều trị biến chứng.
- Thay đổi lối sống
  • Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng lâu.
  • Không ăn các chất kích thích chua cay, không rượu bia thuốc lá.
  • Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ tránh táo bón. uống nhiều nước.
  • Tập luyện thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định.
- Các phương pháp can thiệp chữa bệnh trĩ nội
  • Cách chữa bệnh trĩ này thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, ít gây đau đớn cho người bệnh nhưng hiệu quả không cao và dễ gây tái phát.
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: có hiệu quả đối với trĩ nội độ I – II chảy máu, trĩ độ III có thể chỉ định khi búi đơn độc.
  • Laser: ít được áp dụng, hiệu quả không cao, có nguy cơ gây trĩ hoại tử, áp xe hóa.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại và nội khác nhau như thế nào? (ảnh: Internet)
- Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc
  • Thuốc tăng cường hệ tĩnh mạch, sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch: Daflon, Ginkofort.
  • Thuốc tại chỗ (thuốc bôi hay viên đặt): hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau như Lidocain, Titanorein, Proctoloc, …
- Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cách điều trị biến chứng
  • Huyết khối trĩ: rạch búi trĩ lấy cục máu đông. Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
  • Trĩ nghẹt: đẩy búi trĩ lên, không nên cố nếu cố nhiều có thể làm bệnh nhân đau.
  • Trĩ chảy máu: điều trị thắt vòng cao su đối với trĩ độ I – trĩ nội độ III. Truyền máu khi có thiếu máu nhiều.
- Phương pháp phẫu thuật
Sử dụng phương pháp phẩu thuật để loại bỏ bệnh trĩ. Ảnh minh họa: internet
  • Phẫu thuật Longo: dùng một dụng cụ khâu tự động cắt khoanh một đoạn niêm mạc và hạ niêm mạc của trực tràng (phía trên đường răng lược), nhằm cắt đứt đường cấp máu tới các búi trĩ. Đồng thời, phần niêm mạc hậu môn đang bị sa sẽ được khâu treo lên cao. Các búi trĩ do không được cấp máu sẽ teo dần đi.
  • Phẫu thuật Miligan Morgan: là phương thức cắt trĩ can thiệp cắt riêng từng búi trĩ một, để lại ở giữa một số búi trĩ một vài mảnh da – niêm mạc, hay còn gọi là cầu da niêm mạc và khâu lại. Trong búi trĩ vòng, cần thực hiện cắt thêm phần búi trĩ phụ.
Bệnh trĩ ngoại
Đối với bệnh trĩ ngoại, thì người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bởi búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn. Người bệnh có thể quan sát bằng mắt hoặc sờ nhẹ để cảm nhận kích thước của búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại tuy ít gây ra tình trạng chảy máu nhưng lại mang nhiều cảm giác đau đớn, rát đặc biệt khi ngồi.
Tương tự như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ với mức độ nguy hiểm tăng dần:
  • Cấp độ 1: Là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ ngoại. Khi đó kích thước của búi trĩ chỉ bằng hạt đậu, người bệnh có cảm giác hơi cộm cộm ở dưới hậu môn khi ngồi, một ít máu có thể xuất hiện khi đi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Các búi trĩ phát triển thành một cục to hơn so với cấp độ 1. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ hứng chịu nhiều cảm giác đau đớn hơn kèm theo đó là tình trạng rát, ngứa ngáy hậu môn. Búi trĩ to hơn và gây ra cảm giác vướng xíu kể cả khi đứng hoặc ngồi.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn và làm tắc nghẽn. Do kích thước búi trĩ lớn nên dễ xảy ra tình trạng chảy máu khi đi đại tiện hoặc do cọ xát vào quần.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn, gây ra không ít cảm giác đau đớn cho người mắc phải. Nếu không được tiến hành điều trị nhanh chóng rất có khả năng mắc các bệnh đường hậu môn rất cao.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là các búi trĩ nằm dưới đường lược, lòi ra khỏi ống hậu môn, nhìn ngoài sẽ thấy búi trĩ. Cách chữa bệnh trĩ ngoại có một vài điểm khác biệt so với cách chữa bệnh trĩ nội.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc: thuốc tăng cường hệ tĩnh mạch, sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch; thuốc tại chỗ (thuốc bôi hay viên đặt).
Ngoài ra, điều trị trĩ ngoại chỉ được áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Bởi tại đây có các cơ quan thụ cảm, các phương pháp còn lại gây đau đớn rất nhiều một thời gian dài sau mổ.
Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tuân theo một số nguyên tắc nhất định như cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, có những nguyên nhân có thể bạn sẽ không thể ngờ đến, đó có thể là chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Chẳng hạn như:
  • Do tính chất công việc: Dân văn phòng hay các thợ may là những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ bởi tính chất công việc của họ là ngồi nhiều, ít có thời gian vận động. Việc ngồi quá lâu tại mỗi chỗ đã dồn áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, khiến cho tĩnh mạch khó lưu thông máu, lâu ngày sẽ bị giãn và sưng phòng, từ đó hình thành búi trĩ.
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng chính là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ, đặc biệt là khi cơ thể thiếu hụt chất xơ. Đây là một trong những thành phần quan trọng khiến cho phân bị khô và việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể là thủ phạm khiến cho bệnh trĩ hình thành.
  • Do tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài quá lâu: Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài trong thời gian quá lâu khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn, gây nên không ít áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ.
  • Do thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi: Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vấn đề cơ thể căng thẳng hay mệt mỏi quá nhiều đã khiến cho toàn bộ cơ thể bị áp lực, trong đó có cả hệ tiêu hóa.

Tình trạng táo bón kéo cũng chính là nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ. Ảnh minh họa: internet
Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác như: do quá trình mang thai và sinh con, tuổi tác cũng chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ, béo phì hoặc có thể là cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý tiền ẩn khác.
Nhận biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ từ đó sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường được phát hiện khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng như:
  • Ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy từ việc bài tiết còn đọng ở ống hậu môn.
  • Đau và rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện.
  • Vùng hậu môn bị sưng đỏ kèm theo tấy.
  • Xuất hiện một ít máu khi đi vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh khi đi cầu do vỡ búi trĩ.
  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược do mất máu.
  • Những triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy hậu môn có thể khiến người bệnh đứng ngồi không yên, gây nên rất nhiều phiền toái ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ - Xuất hiện máu trên giấy vệ sinh khi đi cầu, Ảnh minh họa: internet
Bên cạnh đó, bệnh còn có sự xuất hiện của nhiều triệu chứng khác. Những triệu chứng trên có thể nặng hoặc nhẹ còn tùy thuộc vào khá nhiều vào từng đối tượng.
Vì thế, để có chẩn đoán chính xác nhất về mức độ bệnh, bệnh nhân nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
4. Điểm khác biệt giữa cách chữa bệnh trĩ ngoại và nội
Cả hai bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều là những bệnh lý nguy hiểm tại hậu môn trực tràng và không thể đánh giá bệnh nào nguy hiểm hơn bệnh nào.
Đề cách chữa bệnh trĩ, với trĩ nội có 4 cấp độ khác nhau và cách chữa bệnh khác nhau. Với trĩ độ I hoặc II, bệnh nhân có thể dùng thuốc hoặc áp dụng các thủ thuật đơn giản, còn với trĩ độ III hoặc IV, bệnh nhân phải phẫu thuật Longo hoặc phẫu thuật Miligan Morgan.
Còn với cách chữa bệnh trĩ ngoại thì có thể dùng thuốc, nhưng phương pháp phẫu thuật thì chỉ có một phương pháp cắt trĩ. Song với trĩ nội thì có rất nhiều phương pháp phẫu thuật như laser, thắt búi trĩ bằng cao su, phẫu thuật Longo, Miligan Morgo,…
5. Bệnh trĩ có thực sự nguy hiểm không?
Bệnh trĩ là chướng ngại đối với sức khỏe và tâm lí của con người. Ảnh minh họa: internet
Bệnh trĩ là căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc phải mà còn ảnh hưởng cả mặt tâm lý, khiến người bệnh luôn mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Mặt khác, căn bệnh này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể không ngờ tới. Đó có thể là:
  • Sa nghẹt búi trĩ: Đây là một trong những biến chứng không thể vắng mặt khi nhắc đến bệnh trĩ. Khi búi trĩ phát triển quá lớn đã gây chèn ép lên các cơ vòng, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Khi đó, việc đi đại tiện cũng gặp không ít khó khăn. Người bệnh luôn cảm thấy đớn đau khi va chạm phải búi trĩ.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Việc búi trĩ ngày càng lớn dần ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể. Búi trĩ khiến cho các cơ bị chèn ép không hề nhỏ, việc co thắt hậu môn cũng gặp không ít khó khăn.
  • Nhiễm trùng máu: Khi bệnh trĩ phát triển ở giai đoạn nặng thì tình trạng máu có thể bắn thành tia khi đi đại tiện. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian lâu có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng.
  • Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ: Các búi trĩ liên tục tiết dịch ra bên ngoài, cộng với đó là sự vận hành của ống hậu môn (đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể) đã gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không được cải thiện kịp thời có thể khiến cho búi trĩ bị lở loét, thậm chí gây nên hoại tử và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hình thành một số bệnh phụ khoa ở nữ giới: Hậu môn và âm đạo khá gần nhau, do đó, các loại vi khuẩn gây hại ở hậu môn có khả năng rất cao lây lan sang âm đạo của nữ giới. Từ đó gây ra hàng loạt các bệnh phụ khoa.
  • Bệnh trĩ có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được tiến hành điều trị kịp thời
  • Bên cạnh đó, bệnh trĩ nếu trở nặng rất có nhiều khả năng hình thành bệnh áp xe hậu môn, bệnh da liễu, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng khá cao.
Những biến chứng này tuy không phải ai cũng gặp nhưng khi đã gặp thì rất khó xử lý. Bởi vậy, người bệnh cần điều trị kịp thời để phục hồi nhanh nhất, tránh để đến khi quá muộn mới tìm cách chữa, hiệu quả sẽ không cao.
 
Nguồn Tổng hợp
Lượt xem03/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng