Chuyên gia trả lời

​Ăn trái cây trong thực dưỡng?

Cập nhật553
0
0 0 0
Ăn trái cây trong thực dưỡng?

Câu hỏi:
Có một vài ý kiến về việc ăn trái cây trong thực dưỡng nhưng còn mơ hồ và chưa hiểu tường tận vấn đề. Mong bác có thể giải thích rõ vấn đề trên ạ!
Trong Thực dưỡng, đa số các loại trái cây đều rất Âm, ảnh hưởng ÂM hóa đến cơ thể

Trả lời:

Trong Thực dưỡng, đa số các loại trái cây đều rất Âm, ảnh hưởng ÂM hóa đến cơ thể:
  - Khả năng Âm hóa mãnh liệt của trái cây sẽ tác động trực tiếp gây trương nở nhân tế bào của cơ thể, phá hủy hồng cầu và gây loãng máu
  - Các loại trái cây chua (axit) sẽ khiến cho cơ thể rút bớt kiềm dương trong tủy xương dự trữ để cân bằng lại, khiến cho ta cảm thấy tỉnh táo tức thì, song cùng với đó, chân tay của chúng ta cũng trở nên yếu hơn, lạnh bụng, tụt huyết áp, có thể tê hay bủn rủn tay chân.
 - Luôn có một tỉ số vàng của sức khỏe là lượng Ka (Âm) / Na (Dương) trong và ngoài tế bào bằng luôn 5. Cao hơn con số ấy tức là chúng ta đã thiên Âm. Các loại trái cây (chưa nói đến các loại có phẩm chất kém) vốn đã có lượng K vượt xa so với Na. Khi tiêu thụ một lượng K tương đối lớn và lâu dài vào cơ thể mà không chú trọng tới lượng Na (muối) cân bằng lại sẽ tạo một hiệu ứng trương nở mạnh, khiến cho người Âm (ốm, thụ động, nhút nhát) ngày càng trở nên Âm thịnh. Biểu hiện của chứng Âm thịnh là  các căn bệnh mãn tính cực âm về thể chất: làm việc giảm hăng hái, khả năng suy nghĩ trì trệ, sợ hãi, lo lắng, ngờ vực, hoang tưởng và trầm cảm, ủy mị và hay ớn lạnh.
 - Trái cây có tính chất cực âm khiến cho tính đàn hồi thải độc qua đường ruột bị đình trệ, vùng bụng bị âm hóa. Ví dụ một bữa ăn của bạn có thịt là thứ rất khó tiêu hóa và thải bỏ trong đường ruột, sau đó ăn trái cây sẽ khiến cho cơ chế tạo phân và đẩy chất thải ra ngoài bị đình trệ, làm thức ăn như thịt cá ở bên trong lâu ngày sẽ bị lên men thối rữa, gây sình bụng
Trái cây có tính chất cực âm khiến cho tính đàn hồi thải độc qua đường ruột bị đình trệ, vùng bụng bị âm hóa.
 - Nếu bạn là người Âm tạng, đang mắc bệnh, vốn nhút nhát hay lo sợ thì tốt nhất nên từ bỏ trái cây nếu không muốn tình hình tồi tệ hơn. Minh chứng là chỉ cần sử dụng trái cây một thời gian và đều đặn, hiện tượng đi tiểu nhiều, tiểu trắng và không kiềm chế được sẽ xuất hiện. Tuy nhiên với những người đã sử dụng một lượng thịt lớn từ trước đó, khi dự trữ Na vẫn còn, trái cây có tác động tích cực trong thời gian đầu, rất khó nhận ra hậu quả. Khi lượng dự trữ này đã hết thì lúc đó, các tác dụng tiêu cực kể trên sẽ xuất hiện.

Những người có thể sử dụng trái cây là:
  • Những người Dương tạng, khỏe mạnh.
  • Những người sử dụng hằng ngày quá nhiều thịt, đạm động vật, phô mai, muối.
  • Những người sống ở các xứ nhiệt đới, đổ mồ hôi và lao động chân tay nhiều (có sử dụng muối từ nhiều nguồn hay nước tương).
  • Trẻ em đang bú sữa mẹ, có thể xem xét một vài ngụm nước ép táo nấu chín hay mẩu táo bỏ lò để bổ sung lượng Âm. Tuy nhiên với lượng rất hạn chế. Nếu đứa trẻ có xu hướng lạm dụng trái cây sẽ khiến cho chúng sớm có biểu hiện bị âm hóa.

Những người nên nói không với trái cây hoặc chỉ ăn với lượng rất ít:
  • Những người bệnh suy nhược lâu ngày
  • Những người Âm tạng bẩm sinh, yếu tim, tính nhút nhát, hay bị lạnh người và yếu bóng vía.
  • Phụ nữ thường xuyên sử dụng trái cây từ khi ít tuổi sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, khả năng chịu lạnh kém, lãnh cảm, vô sinh…
  • Những người có huyết áp thấp và hay say xe tuyệt đối phải kiêng ăn trái cây.
  • Tất cả các bệnh Âm, đặc biệt là ung thư, tiểu đường, suy thận, tê bại, viêm xoang,…

Ăn trái cây như thế nào mới đúng?
  • Các loại trái cây đúng mùa, được trồng tại địa phương
  • Các loại trái cây không sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp, GMO.
  • Khuyến khích các loại trái cây dương, loại trái cây ôn đới (trái táo, lê trồng sạch, trái dâu tây, trái trứng gà (lekima)…). Các loại trái cây âm như dưa hấu, trái dừa, sầu riêng, xoài, mít…nên hạn chế.
Một số cách chế biến có thể giảm Âm tính của trái cây như bỏ lò, hấp chín >70 độ C (mục đích để làm phân hủy vitamin C chứa trong đó) hay rắc muối ăn kèm…Tuy nhiên đối với người bệnh nặng, bản tính Âm của trái cây vẫn còn, nên dù chế biến Dương hóa cũng không nên sử dụng.

Nguồn tham khảo: tham khảo ý kiến từ chuyên gia thực dưỡng Lương Trùng Hưng
NguồnĐặng Lệ ( Tổng hợp )
Lượt xem03/08/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng